Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay trên thế giới và Việt Nam
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới
Ngành công nghệ, nông nghiệp càng phát triển kéo theo loạt hệ lụy đi kèm. Ô nhiễm môi trường nước là một trong nhóm những hệ lụy đó. Châu Á hiện tại có mức độ ô nhiễm môi trường cao nhất thế giới. Tình trạng chất độc trong nước ở châu Á cao gấp 3 làn những khu vực khác trên thế giới.
Thống kê của United Nations Environment Programme (UNEP) chỉ ra có tới 60% nguồn nước trên các dòng sông của 3 châu lục Á, Phi, Âu bị ô nhiễm. Theo Unicef, 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam. Tại Bangladesh gần 1,2 triệu dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm khi chỉ có 15% là nước sạch đạt chuẩn. Ở Ireland, có khoảng 30% các con sông bị ô nhiễm trong khi tần suất sử dụng chúng ngày càng cao.
Đáng nói hơn, những con số trên chỉ thống kê đối với lượng nước bề mặt. Đồng nghĩa với việc mức độ ô nhiễm của các nguồn nước ngầm trở nên nan giải bao gờ hết. Một thống kê đáng chú ý khác của UNEP: “Có tới 60% các nguồn nước sông thuốc châu Á, châu Phi, châu Âu đang bị ô nhiễm nặng nề”. Unicef lại tiếp tục công bố rằng: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam là 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất ở thời điểm hiện tại.
Ô nhiễm chất thải rắn tại biển Bali, Indonesia
Mỹ là nước phát triển. Song, Mỹ không nằm ngoài nguy cơ môi trường nước bị ô nhiễm nặng nề. Theo thống kê chính thức từ nguồn uy tín, 40% các con sông tại Hoa Kỳ đang bị ô nhiễm đáng báo động. 46% nước hồ ở đây thủy sinh không thể tồn tại được.
Xem thêm : Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định
Quay về khi vực châu Á. Đây chính là tiêu điểm của vấn nạn ô nhiễm nguồn nước. Tính riêng hàm lượng chì trong nước sông ở châu Á đã hơn 20% so với các khu vực khác trên thế giới. Ngoài chì ra, chỉ số an toàn nước sinh hoạt vượt ngưỡng. Số lượng vi sinh vật trong những con sông cở châu Á cao gấp 3 lần so với số lượng trung bình trên thế giới.
Mối lo ngại chất thải rắn làm ô nhiễm nước tại Hoa Kỳ
2. Thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Đất nước chúng ta đang đứng trước mối lo ngại vì chất lượng nước giảm. Trong khi tốc độ ô nhiễm nước tăng nhanh thì những chính sách, kế hoạch ngăn ngừa, cải tạo chất lượng nước chưa có.
Thứ nhất, ở các khu đô thị nước ta, dù đã có những chính sách, chế tài bảo vệ nguồn nước nhưng tốc độ ô nhiễm vẫn không giảm. Khi các thành phố lớn quy tụ hàng trăm, hàng nghìn cơ sở sản xuất với lượng chất thải tăng cao mỗi năm. Đơn cử như khu công nghiệp Tham Lương, nguồn nước nhiễm bẩn ước tính 500.000m3/ngày. Khu vực này tập trung khá nhiều các cơ sở sản xuất thuốc nhuộm, dệt, giá, bột giặt…
Ô nhiễm kênh rạch tại TP HCM
Xem thêm : Ảo ảnh về thời gian: Đâu là thật?
Hà Nội có tới 400.000m3 nước thải xả ra môi trường mỗi ngày. Trong số đó, vỏn vẹn khoảng 10% nước thải đã qua công đoạn xử lý trước đó. Lượng nước đổ thải trực tiếp đổ ra những con sông lớn như Tô Lịch, sông Đà, sông Nhuệ…Thời gian trước đây, truyền thông nhắc nhiều về vụ ô nhiễm con sông Tô Lịch. Từ nước xanh đã chuyến sang đục ngầu, đen sì. Hôi thối bốc lên khiến người dân địa phương cũng như du khách không dám tới đây tham quan.
Thứ hai, 76% dân số nước ta sinh sống tại những vùng nông thôn. Đây chính là khu vực nhạy cảm. Ở nông thôn, cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý chất thải con hạn chế. Nước sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải từ động thực vật trực tiếp đổ ra kênh, rạch. Chúng nhanh chống thẩm thấu và rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước. Đây cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện nay.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông báo cáo rằng: số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MPN/100ml (kiểm tra trên sông Tiền và sông Hậu) lên tới 3800-12.500MPN/100ML ở các kênh tưới tiêu. Tình trạng này bắt nguồn từ việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Ô nhiễm nước do chất thải sinh hoạt tại những vùng nông thôn nước ta
Những ví dụ trên mới chỉ phơi bày một phần của sự thật mà thôi. Để biết rằng, tác động tiêu cực của con người gây ra những hậu quả hết sức nặng nề. Cụ thể, số liệu của Bộ Y tế trích dẫn ra: “Trung bình mỗi năm có đến 9000 người chết do sử dụng nguồn nước bẩn, 200.000 người mắc ung thư”.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức