Hàm IFS trong Excel kiểm tra danh sách điều kiện và trả về một giá trị tương ứng với kết quả TRUE đầu tiên tính từ điều kiện bên trái qua. Sử dụng hàm IFS để đánh giá nhiều điều kiện sẽ giúp bạn không phải sử dụng nhiều câu lệnh IF lồng nhau phức tạp. IFS về bản chất là IF lồng, nhưng cho phép các công thức ngắn hơn, dễ đọc hơn. Bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn về hàm IFS và cách sử dụng hàm này trong các trường hợp thông dụng. Chúng ta cùng bắt đầu thôi.
Nội Dung
Hàm IFS trong Excel 2019, Excel 365
Cú pháp hàm IFS trong Excel
=IFS(test1, value1, [test2, value2], ...) // tùy cài đặt máy, dấu ngăn cách có thể là phẩy (,) hay chấm phẩy (;)
- test1 – Điều kiện kiểm tra logic đầu tiên.
- value1 – Kết quả khi test1 là TRUE.
- test2, value2 – [tùy chọn] Cặp điều kiện / kết quả thứ hai.
Cách sử dụng hàm IFS trong Excel
IFS là một hàm mới, chỉ có trong Office 365 và Excel 2019 và Google Sheets. Sử dụng hàm IFS để kiểm tra nhiều điều kiện và trả về một giá trị tương ứng với kết quả TRUE đầu tiên (tính từ điều kiện bên trái qua). Không giống như hàm IF, hàm IFS có thể kiểm tra nhiều điều kiện cùng một lúc mà không cần lồng nhiều câu lệnh IF. Do đó, công thức dựa trên IFS ngắn hơn, dễ đọc và dễ viết hơn.
Bạn đang xem: Hàm IFS Trong Excel Và Google Sheets
Các điều kiện được nhập vào các cặp giá trị / kết quả. Mỗi phép thử đại diện cho một phép thử logic trả về TRUE hoặc FALSE và giá trị theo sau sẽ được trả về khi kết quả là TRUE. Ví dụ, một công thức IFS với 3 phép thử có thể được hình dung như sau:
=IFS(
test1,value1 // cặp 1
test2,value2 // cặp 2
test3,value3 // cặp 3
Giá trị value1 được IFS trả về chỉ khi test1 trả về TRUE, tương tự cho các cặp khác, dừng lại khi nhận được một giá trị. Hàm IFS hỗ trợ tới 127 cặp điều kiện.
Ví dụ 1 – Điểm, từ thấp đến cao
Trong ví dụ minh họa ở dưới, hàm IFS được sử dụng để ấn định đánh giá dựa trên điểm số.
Công thức trong E5 là:
=IFS(D5<60;"F";D5<80;"C";D5<90;"B";D5>=90;"A")
Lưu ý: các điều kiện được nhập nhằm kiểm tra điểm thấp hơn trước, tránh trường hợp điều kiện đúng nhưng kết quả mong muốn lại sai. Các bạn nên lưu ý điều này để có kết quả tốt nhất.
Ví dụ 2 – Điểm, từ cao đến thấp
Xem thêm : Hàm TODAY Trong Excel Và Google Sheets
Cũng ở ví dụ mình vừa nêu ở trên, mình sẽ nhập công thức theo chiều ngược lại để các bạn có thể dễ hình dung cho điều lưu ý mình vừa nêu.
=IFS(D5>=90;"A";D5<90;"B";D5<80;"C;D5<60;"F")
Cả hai công thức điều sẽ trả về kết quả tương tự.
Ví dụ 3 – giá trị mặc định
Hàm IFS không có giá trị mặc định cài sẵn để sử dụng khi tất cả các điều kiện là FALSE. Tuy nhiên, để cung cấp giá trị mặc định, bạn có thể nhập TRUE làm test cuối cùng, theo sau là giá trị để sử dụng làm giá trị mặc định.
Trong ví dụ dưới đây, mã trạng thái 100 hiển thị “OK”, mã 200 là “Cảnh báo” và mã 300 là “Lỗi”. Bất kỳ giá trị mã nào khác đều không hợp lệ, vì vậy TRUE được điền vào như test cuối cùng và hiển thị “Không hợp lệ” được cài đặt làm giá trị “mặc định”.
=IFS(A1=100,"OK",A1=200,"Cảnh báo",A1=300,"Lỗi",TRUE,"Không hợp lệ")
Khi giá trị trong A1 là 100, 200 hoặc 300, IFS sẽ trả về các thông báo được hiển thị ở trên. Khi A1 chứa bất kỳ giá trị nào khác (kể cả khi A1 trống) IFS sẽ trả về “Không hợp lệ”. Nếu ta không thêm test cuối như trên, IFS sẽ trả về #N/A khi không tìm được giá trị thõa bất cứ điều kiện nào.
Hàm IFS trong Excel 2016
Xem thêm : Hàm OR trong Excel và Google Sheets
Hàm IFS không hỗ trợ các phiên bản Excel cũ hơn Excel 2019.
Hàm IFS trong Excel 2013
Xem thêm : Hàm OR trong Excel và Google Sheets
Hàm IFS không hỗ trợ các phiên bản Excel cũ hơn Excel 2019.
Hàm IFS trong Excel 2010
Xem thêm : Hàm OR trong Excel và Google Sheets
Hàm IFS không hỗ trợ các phiên bản Excel cũ hơn Excel 2019.
Hàm IFS trong Excel 2007
Xem thêm : Hàm OR trong Excel và Google Sheets
Hàm IFS không hỗ trợ các phiên bản Excel cũ hơn Excel 2019.
Hàm IFS trong Excel 2003
Xem thêm : Hàm OR trong Excel và Google Sheets
Hàm IFS không hỗ trợ các phiên bản Excel cũ hơn Excel 2019.
Hàm IFS trong Google Sheets
Hàm IFS trong Google Sheets tương tự trong Excel 2019, các bạn có thể tham khảo ở trên.
Các câu hỏi thường gặp về nhóm hàm Logical trong Excel
Hàm Logical dùng để làm gì?
Các hàm của nhóm hàm Logical trong Excel dùng để thực hiện các phép toán logic, các bài toán có điều kiện logic,… Nghe có vẻ xa xôi, nhưng các bài toán logic xuất hiện rất nhiều trong những vấn đề thường ngày của cuộc sống.
Toán tử Logical có giống hàm Logical hay không?
Các hàm Logical và các toán tử Logical đều sử dụng để tương tác với những bài toán Excel có liên quan đến logic. Các hàm Logical được phát triển dựa trên các toán tử Logical, nhưng được thiết kế để người dùng dễ thực hiện, dễ tiếp cận và có kết quả nhanh chóng những vẫn đảm bảo chính xác.
Có thể kết hợp nhiều hàm Logical vào cùng một công thức hay không?
Câu trả lời là CÓ, việc kết hợp các hàm Logical là cần thiết để giải quyết những vấn đề, những bài toán có yêu cầu phức tạp. Ví dụ kết hợp hàm AND, OR trong hàm IF,…
Lời kết
Bài viết này giới thiệu với các bạn về hàm IFS và cách sử dụng hàm này thay cho các hàm IF lồng nhau phức tạp trong các trường hợp thông dụng. Mong là bài viết này sẽ hữu ích với các bạn trong công việc và học tập.
Tất cả kiến thức mình chia sẻ đều thông qua quá trình học hỏi và thực hành của mình nên nếu có thiếu sót mong các bạn bỏ qua. Mọi ý kiến thắc mắc hay đóng góp về bài viết đều đáng giá với mình, các bạn có thể để lại bên dưới phần bình luận!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Chúc các bạn thành công!
File sử dụng trong bài viết: nhom-ham-logical-trong-excel.xlsx
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Office