Gap year là gì? Bạn có dám thử thách cùng Gap year không?
Việc làm Hành chính – Văn phòng
Nội Dung
1. Gap year là gì?
Theo Oxford Learner’s Dictionaries, “gap” được định nghĩa là: a space between two things or in the middle of something, especially because there is a part missing (tạm dịch: Một khoảng trống giữa hai vật hoặc vị trí ở giữa của một thứ gì đó, tức là một phần bị thiếu). Chúng ta có thể hiểu, “gap” là khoảng trống giữa hai thực thể bất kì nên ta có định nghĩa cụm từ “Gap year” như sau: a period of time when something stops, or between two events (Tạm dịch: Một khoảng thời gian khi cái gì đó dừng lại hoặc khoảng thời gian dừng lại giữa hai sự kiện). Gap year có thể hiểu là “năm khoảng trống”, hay năm nghỉ phép, đây là cụm từ dùng để chỉ khoảng thời gian nghỉ kéo dài 12 tháng khi đang học tập hay làm việc.
Gap year có thể kéo dài hơn tùy theo kế hoạch của mỗi người. Có thể nói, Gap year là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt vì nó không đơn thuần là một kì nghỉ. Nó là thời điểm cho phép bạn được lên những kế hoạch khác biệt với nhịp sinh hoạt hằng ngày của bạn và thực hiện chúng.
Những người lựa chọn Gap year thường là học sinh trung học phổ thông sau khi tốt nghiệp, chuẩn bị học đại học và những sinh viên năm cuối chưa muốn bước vào môi trường công sở ngay sau khi ra trường. Gap year chính là khoảng thời gian đệm giữa trường cấp 3 và trường đại học hoặc giữa trường đại học và công việc hoặc những bước nhảy việc khác nhau. Khoảng thời gian đặc biệt này còn có những tên gọi khác như: pathway, prep-year, leap year, foundation year, defer year, bridge-year, drop year, year out, year off hay overseas experience (OE).
>> Xem thêm: Thất nghiệp nên làm gì
Việc làm Du lịch
2. Gap year có những hình thức nào?
Nếu có dự định dành cho mình một năm nghỉ phép dài hơi, bạn có thể lựa chọn các hình thức Gap year như sau:
2.1. Làm việc
Gap year đúng là một khoảng thời gian để nghỉ ngơi nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ chỉ ăn chơi hay làm những thứ vô bổ. Với hình thứ Gap year làm việc, bạn có thể chọn các công việc bán thời gian để vừa đảm bảo tình hình tài chính, vừa có thêm kĩ năng, kinh nghiệm bổ ích. Những điều mà bạn học và tích lũy được trong thời gian này sẽ rất có ích cho công việc của bạn sau này. Nhờ công việc làm bán thời gian, bạn có thể rèn luyện kĩ năng mềm, tiết kiệm tiền, xây dựng mạng lưới tài chính, tìm hiểu xem làm sao để biết mình thích gì ? Tôi phù hợp với nghề gì ? Bạn tìm cần gì ?, tạo dựng career path/ định hướng nghề nghiệp bản thân.
Ngoài ra, nếu bạn kết hợp du lịch và làm việc thì bạn sẽ còn được phát triển kĩ năng sinh tồn trong môi trường liên văn hóa, rèn luyện khả năng sử dụng ngoại ngữ và có thêm vốn hiểu biết về văn hóa địa phương.
Bạn có thể tìm những công việc bán thời gian như sau cho thời gian Gap year của mình:
– Là người hướng dẫn, giảng dạy các hoạt động ngoài trời (lướt sóng, thả diều, lặn, trượt tuyết,…)
– Làm việc trong các trang trại
– Dạy tiếng Anh hoặc một ngoại ngữ mà bạn thành thạo
– Hướng dẫn viên du lịch
– Chăm sóc khách hàng
– Nhân viên bảo trì
– Chăm sóc trẻ em
– …
2.2. Trở thành một tình nguyện viên
Xem thêm : Bed Runner là gì? 5 kinh nghiệm mua Bed Runner cho chủ khách sạn
Gap year là một khoảng thời gian lý tưởng để bạn làm các công việc tình nguyện để vừa có thể có những trải nghiệm ý nghĩa, vừa có thể bổ sung thêm thành tích vào CV ứng tuyển sau này. Việc trở thành một tình nguyện viên sẽ giúp bạn phát triển khả năng cộng đồng rất nhiều. Nhờ công việc tình nguyện, bạn cũng sẽ có nhiều mối quan hệ hơn và có nhiều khả năng mang lại cho bạn một công việc ổn định, lâu dài.
Bạn có thể tìm thông tin về các hoạt động tình nguyện ở các bản tin của các tổ chức từ thiện, dự án của các tổ chức phi chính phủ, dự án của nước ngoài. Bạn có thể đảm nhận các công việc như: gây quỹ, hành chính, chăm sóc trẻ em, tổ chức sự kiện, pháp lý, bảo tồn, giảng dạy hay thám hiểm.
Trước khi tham gia tình nguyện, bạn có thể tìm hiểu về các chương trình thực tập quốc tế. Một số chương trình sẽ yêu cầu một khoản phí tham gia hoặc hoàn toàn miễn phí.
>> Xem thêm: Những nghề nào thú vị nhất
2.3. “Xách ba lô lên và đi”
Hay nói cách khác, đây chính là Gap year du lịch. Bạn có thể dành 12 tháng nghỉ ngơi để “xách ba lô lên và đi” khắp nơi mà mình muốn. Các trang mạng xã hội dành cho cộng đồng Gap year sẽ có rất nhiều thông tin bổ ích cùng những ý tưởng, lời khuyên quý báu. Một số trang còn giúp bạn tìm chỗ trọ với mức giá hợp lý ở nhiều quốc gia khác nhau, thậm chí có những chương trình khuyến mãi dành cho học sinh, sinh viên.
Việc vi vu khắp nơi như vậy sẽ mang lại cho bạn những điều rất tuyệt vời như: có thêm hiểu biết về văn hóa của các quốc gia trên thế giới, rèn luyện kĩ năng sinh tồn trong môi trường liên văn hóa, rèn luyện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống và mở rộng mạng lưới quan hệ.
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chọn đi du lịch trong khu vực địa phương để giảm bớt chi phí đi lại, tìm việc làm thêm cũng dễ hơn và tận dụng được các mối quan hệ đã có sẵn trước đó.
2.4. Đi học
Như đã nói ở trên, Gap year không đơn thuần là thời gian để nghỉ ngơi. Trong khoảng thời gian này, bên cạnh việc tạm nghỉ để thực hiện một số dự định, bạn có thể tham dự các khóa học ngắn hạn vào dịp hè, các chương trình trao đổi học sinh, sinh viên. Bạn cũng có thể theo học các khóa học để nâng cao một số kĩ năng như: tin học văn phòng, ngoại ngữ, thể thao, nghệ thuật,…
>> Xem thêm: Bằng đại học có quan trọng không
Việc làm Bảo trì
3. Tại sao nên dành thời gian Gap year?
Gap year là một khoảng thời gian thực sự ý nghĩa đối với mỗi bạn trẻ vì nó không phải là lúc chúng ta rong chơi mà không có định hướng mà sẽ là lúc chúng ta học tập, trải nghiệm, thực hiện những dự định đã ấp ủ từ lâu. Sau đây sẽ là những lý do mà chúng ta nên dành thời gian gap year:
3.1. Học tốt hơn
Nhiều người cho rằng, sau khi đã tạm dừng việc học hay học chậm hơn một năm sẽ khiến thành tích của bạn bị tụt lại phía sau vì không theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Nhưng thực tế không phải vậy, sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi, tìm kiếm việc làm rồi quay trở lại sẽ giúp thành tích học tập của bạn cải thiện đáng kể. Lý do không có gì quá khó hiểu vì bạn đã quay trở lại trường học với một tinh thần sảng khoái, thoải mái và tràn đầy năng lực. Bạn sẽ có sự tập trung hơn với việc học và có rất nhiều động lực để nâng cao điểm số của mình.
3.2. Thành thạo ngoại ngữ
Dù bạn chọn hình thức Gap year như thế nào thì bạn cũng cần phải sử dụng đến ngoại ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Việc sử dụng ngoại ngữ với mục đích giao tiếp một cách thường xuyên sẽ giúp bạn thành thạo hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ trở nên tự tin, phát triển trí tuệ và nắm bắt được nhiều cơ hội hơn.
Bạn vẫn sẽ phải học ngoại ngữ trên lớp những việc được sử dụng nó, bạn sẽ thực sự được sống với nó. Nhờ vậy, bạn sẽ nhanh chóng hòa nhập với một nền văn hóa mới. Cách học ngoại ngữ này rõ ràng là hiệu quả hơn rất nhiều so với việc học trên lớp cùng những cuốn sách dày cộm.
3.3. Tăng sự hài lòng với công việc
Khi đã dành khoảng thời gian Gap year, phần lớn các bạn trẻ sẽ cảm thấy hài lòng với công việc. Đây có thể không phải là vấn đề cần sinh viên ưu tiên nhưng nó rất quan trọng. Sau này, khi bắt đầu đi làm, bạn cần có sự hài lòng với lựa chọn của mình giúp giảm thiểu áp lực công việc để có tinh thần làm việc và khiến cho cuộc sống có ý nghĩa hơn
3.4. Là một công dân toàn cầu
Ngày nay, mỗi người trong chúng ta đều không phải sống trong một ốc đảo của riêng mình mà đang sống trong thế giới mà mọi thứ kết nối với nhau. Khoảng thời gian Gap year sẽ giúp bạn nhận ra điều đó và có nhận thức đúng đắn về vị thế, vai trò của mình trong thế giới rộng lớn này. Bạn sẽ hiểu được tại sao chúng ta là mỗi thực thể khác biệt nhưng vẫn có sự tương đồng nhất định. Bạn sẽ có cái nhìn hoàn toàn mới về các nền văn hóa, về con người. Khoảng thời gian gap year sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của việc là một công dân toàn cầu.
3.5. Nâng cao nhận thức về tài chính
Gap year là khoảng thời gian mà bạn phải tự xoay xở với tài chính của bản thân nên việc phải học cách quản lý tiền bạc là điều tất yếu. Khi bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý thì bạn mới có thể đảm bảo tài chính để du lịch, tham gia các khóa học hay thực hiện những kế hoạch của riêng mình.
3.6. Rèn luyện kĩ năng mềm
Trong khoảng thời gian Gap year, bạn sẽ được rèn luyện rất nhiều kĩ năng mềm như giải quyết vấn đề, giao tiếp, ngoại ngữ,…vì bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống thực tế. Việc sử dụng thành thạo các kĩ năng mềm sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi tham gia tuyển dụng sau này.
3.7. Mở rộng cơ hội tuyển dụng
Nhiều người lo lắng Gap year sẽ làm giảm cơ hội ứng tuyển của mình, tuy nhiên vấn đề ở đây là bạn sử dụng Gap year như thế nào. Trong khoảng thời gian Gap year, bạn sẽ tham gia các khóa học nâng cao một số kĩ năng, được rèn luyện kĩ năng mềm khi đi du lịch hoặc khi đi làm thêm. Tất cả những trải nghiệm đó sẽ mang lại rất nhiều bài học bổ ích. Những điều bạn học được sẽ thể hiện trong CV và thư ứng tuyển và khiến bạn trở thành một ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng.
3.8. Tái tạo năng lượng để quay trở lại trường học
Xem thêm : “How are you doing” là gì? Cách dùng và trả lời trong tiếng Anh?
Sau một khoảng thời gian dài theo đuổi việc học, bạn chắc hẳn cảm thấy đuối sức và mệt mỏi. Gap year sẽ giúp bạn tái tạo năng lượng để quay trở lại trường học với tâm thế đầy hứng khởi và tràn đầy sự lạc quan. Nhiều trường đại học nhận thức được tác hại của tình trạng kiệt sức do học tập nên họ thường khuyến khích sinh viên dành thời gian tìm hiểu chính bản thân và Gap year để hồi phục sức khỏe và tinh thần.
Gap year giúp bạn tạm quên đi deadline, điểm số, những bài luận hằng tuần. Sau một năm Gap year, bạn sẽ cảm thấy tinh thần của mình thoải mái hơn, và quay trở lại với việc học tập một cách đầy nhiệt huyết.
3.9. Khám phá bản thân
Bạn đã phải trải qua quãng thời gian dài chỉ biết học, học và học mà không thể dành một chút thời gian nào khám phá, tìm hiểu bản thân. Chính vì thế mà nhiều người khi bước chân vào cánh cổng đại học mà vẫn chưa thực sự biết bản thân mình muốn gì hay mình ghét cái gì. Gap year sẽ là khoảng thời gian giúp bạn thoát khỏi tình trạng loay hoay tìm kiếm điều mình muốn, giúp bạn định vị bản thân trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng từng ngày, tìm ra công việc yêu thích và biết được mình sẽ trở thành người như thế nào. Nhờ đó, bạn sẽ vạch ra được mục tiêu cho cuộc sống, sự nghiệp của mình và kế hoạch để biến những mục tiêu đó thành hiện thực.
3.10. Dành thời gian cho cuộc sống riêng
Gap year không chỉ giúp bạn khám phá bản thân mà còn giúp bạn dành thời gian cho cuộc sống của riêng mình sau chuỗi ngày bận rộn với hàng trăm công việc không tên. Gap year là lúc bạn dấn thân vào những cuộc phiêu lưu bất tận, làm những điều khiến bản thân thấy hạnh phúc. Nhờ đó, bạn sẽ giải tỏa được căng thẳng, trút bỏ được mọi phiền muộn và có thể quay trở lại nhịp sống thường ngày một cách vui vẻ và tràn đầy sức sống.
>> Xem thêm: 6 thói quen làm việc hiệu quả
4. Các bạn trẻ trên thế giới Gap year như thế nào?
Bạn đã từng thấy rất nhiều bạn trẻ ở Việt Nam dành thời gian Gap year và rất thành công. Vậy có khi nào bạn tự đặt câu hỏi, ở các nước khác trên thế giới, các bạn trẻ Gap year như thế nào chưa? Phần phân tích sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách các bạn trẻ trên thế giới Gap year.
4.1. Nhật Bản
Ở Nhật Bản, khái niệm “Gap year” còn khá là xa lạ. Tuy nhiên, giới trẻ Nhật Bản cũng có một khoảng thời gian gần giống như Gap year. Khoảng thời gian này thường diễn ra sau mỗi kì thi đại học. Đó là lúc những học sinh không thi đậu vào bất cứ trường đại học nào sẽ dành một “khoảng nghỉ” cho bản thân từ một đến hai năm để điều chỉnh bản thân và nhìn nhận về kế hoạch, mục tiêu mà họ đã đề ra. Đồng thời, họ cũng có đánh giá về ngôi trường đại học mà họ chọn để xem năng lực của mình liệu có phù hợp hay phải thay đổi mục tiêu.
4.2. Hoa Kì
Ở Hoa Kì, việc thực hành “Gap year” như một môn học vẫn còn nằm ngoài các quy định nhưng lại đang dần trở nên phổ biến. Các bậc phụ huynh tại Hoa Kì thường khuyến khích con em mình sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông nên dành thời gian Gap year để có thể nắm bắt được nhiều cơ hội trong tương lai cho bản thân. Các trường đại học lớn ở Hoa Kì như Đại học Harvard hay Đại học Princeton cũng khuyến khích sinh viên nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Họ thậm chí còn đưa Gap year vào chương trình giảng dạy của mình. Các trường trung học thì có cả các nhà tham vấn đặc biệt để hỗ trợ các bạn học sinh đang có ý định Gap year.
Gap year tại Hoa Kì là một việc quen thuộc và phổ biến không chỉ với giới trẻ, mà với người lớn, họ cũng không còn xa lạ khi nghe đến khái niệm này. Học sinh, sinh viên tại Hoa Kì phải theo học chương trình khá nặng nên họ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức nên Gap year chính là cách để họ cân bằng cuộc sống và đảm bảo mọi thứ đang đi theo hướng mà họ muốn. Tính riêng trong năm 2013, Hoa Kì đã có khoảng 40.000 bạn trẻ Gap year (theo số liệu thống kê của American Gap Association). Các trường đại học tại Hoa Kì cho phép sinh viên bảo lưu kết quả học tập để lên đường Gap year có thể kể đến như: Đại học Georgetown, Đại học New York, Đại học Amherst, Đại học Princeton, Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Middlebury, Đại học Davidson, Đại học Yeshiva và Đại học Reed
4.3. Vương quốc Anh
Ở Anh, Gap year xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỉ XX. Gap year ở Anh được hiểu là khoảng thời gian tạm thời nghỉ ngơi khoảng từ 7 đến 8 tháng. Đây là khoảng thời gian chuyển tiếp từ bậc trung học phổ thông lên đại học. Các bạn trẻ ở Anh dành thời gian này để tích lũy thêm kinh nghiệm sống nhờ việc tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc đi du lịch. Các trường đại học ở Anh vẫn sẽ tiếp nhận và chào đón những sinh viên đã trải qua thời gian Gap year mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa sinh viên Gap year hay không Gap year.
Tại Anh, số lượng học sinh tròn 18 tuổi lựa chọn trì hoãn việc học đại học để Gap year đã đạt mức đỉnh điểm trong năm 2008 với 21.020 người. Đến năm 2011, con số này đã giảm xuống còn 7.320 và lại đạt mức đỉnh điểm vào năm 2016 bất chấp việc Year Out Group (một tổ chức hỗ trợ học sinh, sinh viên trong quá trình Gap year) thông báo sẽ có thêm nhiều sinh viên các nước đến Anh để Gap year và việc tìm nhà trọ sẽ khó khăn hơn. Các bạn trẻ tại Anh sẽ dành thời gian Gap year để tham gia các hoạt động tình nguyện, thám hiểm, tham dự các khóa học ngắn hạn hoặc đi làm một vài công việc để tích lũy thêm kinh nghiệm.
4.4. Nam Phi
Ở Nam Phi, Gap year là khái niệm phổ biến ở tầng lớp giàu có. Học sinh, sinh viên thường chọn hình thức Gap year du lịch để có thêm nhiều kinh nghiệm, kĩ năng. Họ thường chọn Cape Town (thành phố đông dân thứ nhì và là thủ đô lập pháp của Nam Phi) là nơi để trải nghiệm cuộc sống. Các bạn trẻ sẽ tham gia các hoạt động tình nguyện như đảm bảo phúc lợi động vật hay trồng cây trong thời gian Gap year.
5. Bạn cần làm gì để có một hành trình Gap year không thể nào quên?
5.1. Xin bảo lưu/nghỉ phép
Nếu như chưa vào đại học thì bạn không cần thực hiện bước này. Còn nếu đã vào đại học rồi, thì hãy tìm hiểu xem trường bạn theo học có cho sinh viên bảo lưu năm đầu hay không, thời gian bảo lưu là bao lâu, để có kế hoạch Gap year phù hợp và cân đối về mặt thời gian. Dù mải mê với hành trình Gap year đến đâu cũng đừng quên ngày hết hạn bảo lưu để quay trở lại học tập bình thường.
5.2. Trao đổi với bố mẹ
Gap year là khoảng thời gian bạn ở một chân trời xa tít tắp nào đó so với ngôi nhà thân thương của mình và bố mẹ chắc chắn không yên tâm nếu con mình lần đầu đi xa nhà như vậy. Vì thế, bạn cần lên kế hoạch Gap year rõ ràng và trao đổi với bố mẹ để họ yên tâm rằng đây thực sự là một chuyến đi có ý nghĩa đối với bạn chứ không phải là một chuyến đi chơi tùy hứng.
5.3. Tìm hiểu về nơi mình muốn đến
Gap year là để trải nghiệm cuộc sống thực tế và văn hóa bản địa nhưng không phải cứ thế mà xách ba lô lên và đi. Bạn cần tìm hiểu một chút về lối sống, những điều cấm kị, pháp luật, tình hình an ninh trật tự và cả nơi bạn sẽ ở trọ tại quốc gia bạn định đặt chân đến để chắc chắn rằng bạn có một chuyến đi vui vẻ, an toàn và được trải nghiệm thực sự. Mặc dù trên đường đi có thể sẽ gặp một vài sự cố ngoài ý muốn, nhưng những tình huống bất trắc nào bạn có thể phòng ngừa được thì nên chuẩn bị từ trước để chủ động ứng phó.
5.4. Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
Nếu có ý định Gap year thì hãy chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để làm căn cứ hợp pháp khi xuất nhập cảnh và hỗ trợ cho việc đi lại trên lãnh thổ các quốc gia khác được thuận lợi hơn. Bạn cần mang theo chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước, hộ chiếu, thị thực hoặc giấy phép làm việc ở nước sở tại. Bạn cần tìm hiểu kĩ về những loại thị thực chuyên để đi làm việc ngắn hạn để không trở thành lao động bất hợp pháp.
5.5. Chuẩn bị thể lực và tài chính
Thể lực và tài chính là hai thứ quan trọng để bạn có thể vượt qua hành trình Gap year. Thể lực giúp bạn có sức bền để có thể đi đến những nơi mà mình muốn, có sức đề kháng khỏi bệnh tật (nếu chẳng may đi ngang qua vùng có dịch bệnh). Việc quản lý tài chính cũng là điều bạn cần hết sức chú ý để tránh rơi vào tình trạng chưa đi hết đường đã cháy túi và bị mắc kẹt ở nước ngoài vì không đủ tiền để quay về.
5.6. Chuẩn bị hành lý
Hành lý mang theo trên hành trình Gap year cần có những vật dụng phục vụ cho những chuyến đi xa: thuốc men, quần áo ấm, vật dụng để phòng vệ hợp pháp,…Bạn cần chuẩn bị kĩ lưỡng vì không phải nơi nào bạn đến cũng có thể mua các đồ dùng cần thiết với giá cả hợp lý khi ở nhà. Việc chuẩn bị hành lý như vậy giúp bạn chủ động hơn trong việc giải quyết một số tình huống bất ngờ.
Bài viết trên đây phần nào đã giúp bạn hiểu Gap year là gì và có thêm thông tin liên quan đến Gap year: hình thức Gap year, tại sao nên chọn Gap year, những thứ cần chuẩn bị cho Gap year và có thêm hiểu biết về việc các bạn trẻ trên thế giới đang Gap year như thế nào. Hy vọng, bạn sẽ thành công và hài lòng nếu như lựa chọn Gap year là một hành trình để trưởng thành và tự tin hơn.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp