Chuỗi giá trị là gì? Sự khác biệt giữa Chuỗi giá trị và Chuỗi cung ứng
Chuỗi giá trị là gì? Chuỗi giá trị (Value chain) là 1 dãy các hoạt động LÀM TĂNG GIÁ TRỊ tại mỗi bước trong quy trình, bao gồm: Khâu thiết kế, sản xuất & giao sản phẩm chất lượng đến tay người sử dụng.
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua cụm từ “Chuỗi giá trị” – Value Chain. Vậy Chuỗi giá trị là gì? Và sự khác biệt giữa Chuỗi giá trị và Chuỗi cung ứng như thế nào?
Bạn đang xem: Chuỗi giá trị là gì? Sự khác biệt giữa Chuỗi giá trị và Chuỗi cung ứng
Sau đây chúng ta sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc đó nhé:
- Chuỗi cung ứng là SỰ KẾT NỐI của tất cả các hoạt động, bắt đầu từ khâu sản xuất nguyên vật liệu thành sản phẩm hoàn chỉnh & kết thúc khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Mặt khác, Chuỗi giá trị là MỘT TẬP HỢP tất cả các hoạt động tập trung vào việc tạo ra hoặc tăng thêm giá trị cho sản phẩm.
- Cả 2 mạng lưới (network) này đều giúp đưa sản phẩm chất lượng đến tay khách hàng với giá cả hợp lý. Vì thế, hầu hết thời gian, Supply Chain và Value Chain thường được đặt cạnh nhau.
Để phân tích tất cả những điểm khác biệt đáng kể giữa Value Chain & Supply Chain, chúng ta sẽ đi qua những điểm sau:
- Định nghĩa (Definition)
- Bảng so sánh (Comparison Chart)
- Những điểm khác thiết yếu của Chuỗi giá trị (Key differences Definition of Value Chain) (I)
Nội Dung
Định nghĩa về Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị (Value chain) liên quan đến 1 dãy các hoạt động LÀM TĂNG GIÁ TRỊ tại mỗi bước trong quy trình, bao gồm: Khâu thiết kế, sản xuất & giao sản phẩm chất lượng đến tay người sử dụng.
- Phân tích chuỗi giá trị được sử dụng đế đánh giá các hoạt động bên trong và xung quanh tổ chức & liên hệ với khả năng của nó để cung cấp giá trị cho đồng tiền, sản phẩm và dịch vụ
- Khái niệm về Value Chain (chuỗi giá trị) lần đầu tiên được đưa ra bởi Michael Porter vào nằm 1985, trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Competitive Advantage”.
- Theo ý kiến của Poter, có 2 bước chính trong việc phân tích chuỗi giá trị, bao gồm:+ Xác định từng hoạt động riêng lẻ trong tổ chức. Và + Phân tích giá trị tăng thêm trong mỗi hoạt động và liên hệ nó với sức mạnh cạnh tranh của DN
- Porter đã phân chia các hoạt động của DN thành 2 mảng chính (cho mục đích phân tích chuỗi giá trị):+ Hoạt động chủ yếu – Primary Activities: Logistics đầu vào, Sản xuất, Logistics đầu ra, Marketing & Sales, Dịch vụ. + Hoạt động bổ trợ – Support Activities: Các hoạt động này sẽ hỗ trợ cho các Hoạt động chủ yếu, bao gồm: Thu mua, Công nghệ, HR, Cơ sở hạ tầng.
- 5 bước trong chuỗi giá trị cung cấp cho công ty khả năng tạo ra giá trị vượt quá chi phí để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng.
- Nếu công ty tối đa hoá các hoạt động trong 5 bước này, sẽ cho phép công ty có lợi thế cạnnh tranh so với các đối thủ khác trong ngành công nghiệp.
5 bước trong Hoạt động chủ yếu – Primary Activities, bao gồm:
+ Logistics đầu vào: Bao gồm việc nhận hàng, lưu trữ & phân phối các yếu tố đầu vào (inputs) như: Nguyên vật liệu, Nguồn cung cấp …
Xem thêm : Previous Windows Installations Là Gì, Có Nên Xóa Windows, File Window
+ Hoạt động sản xuất: Chuyển đổi đầu vào (nguyên vật liệu) thành sản phẩm hoàn chỉnh.
+ Logistics đầu ra: Liên quan đến việc thu gom hàng, lưu trữ & phân phối các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
+ Marketing & Sales: Liên quan đến các hoạt động giúp nâng cao nhận thức của công chúng về sản phẩm.
+ Dịch vụ: Bao gồm tất cả các hoạt động tăng giá trị cho sản phẩm và dịch vụ.
Hoạt động bổ trợ – Support Activities: Bao gồm những hoạt động hỗ trợ cho Hoạt động chủ yếu
Định nghĩa về Chuỗi cung ứng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài phân tích này, mình sẽ đưa ra ngắn gọn định nghĩa về Chuỗi cung ứng.
- Chuỗi cung ứng là sự kết nối tất cả các bên đối tác, nguồn lực, doanh nghiệp & các hoạt động liên quan đến việc phân phối sản phẩm, thông qua đó, sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Chuỗi cung ứng tạo ra các liên kết giữa các kênh đối tác như: Nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ & khách hàng.
- Nói một cách đơn giản: Chuỗi cung ứng là dòng chảy & lưu trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm & sản phẩm hoàn chỉnh từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Sự khác biệt giữa Chuỗi giá trị và Chuỗi cung ứng
Để hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 khái niệm, mọi người có thể xem bảng so sánh dưới đây:
Xem thêm : Dress Up là gì và cấu trúc cụm từ Dress Up trong câu Tiếng Anh
1. Sự hợp nhất giữa hoạt động, con người & doanh nghiệp, để thông qua đó, sản phẩm được di chuyển từ nơi này đến nơi kia, đây được xem là Supply Chain.
-Còn Value Chain là 1 chuỗi các hoạt động giúp tăng giá trị cho sản phâm thông qua từng bước của quy trình, cho đến khi nó đến được tay người tiêu dùng.
2. Concept của Supply Chain bắt nguồn từ quản trị hoạt động (operational management) Sự hợp nhất giữa hoạt động, con người & doanh nghiệp, để thông qua đó, sản phẩm được di chuyển từ nơi này đến nơi kia, đây được xem là Supply Chain
– Còn Value Chain là 1 chuỗi các hoạt động giúp tăng giá trị cho sản phâm thông qua từng bước của quy trình, cho đến khi nó đến được tay người tiêu dùng.
– Trong khi đó, Value chain thì được đưa ra từ Quản trị kinh doanh (Business Management)
3. Các hoạt động của Supply Chain bao gồm: Vận chuyển material từ nơi này đến nơi khác (từ supplier -> manufacturing -> distribution -> retailers -> customer). – Mặt khác, Value Chain tập trung chủ yếu vào việc cung cấp và tăng giá trị cho sản phẩm & dịch vụ.
4. Các hoạt động của Supply Chain bắt nguồn từ: Sự yêu cầu về sản phẩm và kết thúc khi sản phẩm đến tay người sử dụng. – Trong khi đó, Value Chain bắt đầu từ yêu cầu của khách hàng & kết thúc với thành phẩm được tạo ra, cùng với các giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho nó.
5. Mục đích quan trọng nhất của Supply Chain là: Gain Customer Satisfaction (chiếm được sự hài lòng từ khách hàng). – Nhưng đây không phải là mục đích của Value Chain.
Khóa học APICS CPIM – Basic Of Supply Chain Management
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp