First aid kit là gì? – Vật dụng không thể thiếu trong mỗi chuyến đi

0

Bài viết nói về:

  • Bộ dụng cụ sơ cứu bán sẵn
  • Tự tạo một bộ dụng cụ sơ cứu
  • Hướng dẫn sơ cứu
  • Những vật dụng bổ sung cần thiết cho sự an toàn
  • Đào tạo sơ cấp cứu

First aid kit nghĩa là gì? Sở hữu một bộ sơ cứu y tế (First-aid kit – hay còn gọi là túi y tế cá nhân) cũng như học cách sử dụng nó là một trong những điều rất cần thiết khi đi leo núi được mọi người biết đến nhưng ít khi được thực hiện đúng.

Bạn cần nhớ rằng, ngay cả khi bạn chỉ mang một hộp sơ cứu nhỏ, bạn vẫn có thể điều trị các vết thương nhỏ và ngăn không cho chúng trở nên nghiêm trọng.

Hộp sơ cứu y tế được đánh giá là vật dụng đứng hàng đầu trong danh sách những hành trang cần chuẩn bị cho mỗi chuyến phiêu lưu của các nhà leo núi ở mọi cấp độ.

first aid kit nghĩa là gì

Bạn có thể mua một hộp sơ cứu y tế bán sẵn hoặc tự tạo một bộ phù hợp với ý muốn của bản thân. Bài viết này cung cấp mẹo cho cả hai cách tiếp cận để bạn có thể sở hữu cho mình một bộ sơ cứu y tế đồng hành trong mỗi chuyến đi.

Bộ dụng cụ sơ cứu bán sẵn

Hầu hết mọi người đều thích chọn bộ dụng cụ sơ cứu bán sẵn để tiết kiệm thời gian và tiền bạc thay vì mua lẻ tẻ từng món rồi ráp thành một bộ. Một lý do khác để họ chọn một túi sơ cứu cá nhân bán sẵn là để đảm bảo không bị bỏ sót bất kỳ món đồ sơ cứu quan trọng nào.

Bạn có thể mua một túi y tế cá nhân bán sẵn tại đây.

túi y tế cá nhân

Nhưng mua sẵn cũng không dễ dàng, phải biết lựa chọn để phù hợp với mục đích sử dụng. Bạn cần xem xét những điều sau:

Quy mô nhóm: Các nhà sản xuất bộ first aid kit thường ước tính số lượng người mà một bộ kit (bộ kit là gì? -> bộ sơ cứu first aid kit) sẽ phục vụ. Hộp sơ cứu vết thương dành cho các nhóm lớn cần bao gồm nhiều vật thường được sử dụng như băng và thuốc giảm đau. Các dụng cụ như nhiệt kế, nhíp hoặc nẹp vẫn thường xuất hiện từ bộ này sang bộ khác.

Hộp sơ cứu vết thương đầy đủ dụng cụ sẽ cực kỳ thích hợp khi đi gia đình hoặc đi với nhóm bạn bè.

Độ dài chuyến đi: Cũng giống như trên. Bạn thường sẽ tìm thấy số ngày ước tính sử dụng phù hợp trong mô tả sản phẩm của hộp sơ cứu y tế.

Hoạt động trong chuyến đi: Các nhà sản xuất có thể thêm vào một túi chống thấm nước hoàn toàn để khiến túi sơ cứu du lịch thích hợp đem đi chèo thuyền. Túi sơ cứu cá nhân nhỏ, nhẹ hơn sẽ thích hợp khi bạn đang lên kế hoạch chạy Trail. Bộ dụng cụ sơ cứu y tế lớn hơn, toàn diện hơn lại có ý nghĩa đối với các hoạt động như cắm trại.

Bộ sơ cứu y tế đầy đủ: Ngay cả khi bạn không biết cách sử dụng hết mọi thứ, bạn vẫn nên có được một bộ dụng cụ toàn diện với các dụng cụ tiên tiến vì có thể những người khác trong nhóm đồng hành của bạn có kiến thức y tế tốt hơn sẽ sử dụng được.

first aid kit la gi

Rủi ro trong chuyến đi: Nếu bạn đang đi đến nơi thường có lo ngại về cây độc hay con vắt rừng, hãy cân nhắc thêm dụng cụ dành riêng cho việc trị liệu nếu không may dính phải chúng.

Các nhu cầu đặc biệt: Ví dụ: Nếu bạn cần thuốc theo toa, bạn nên thêm chúng vào bộ sơ cứu ngoài trời của mình. Trong các chuyến đi theo nhóm, hãy khảo sát các thành viên để mọi người biết về những đồ dùng đặc biệt cần thiết trong bộ dụng cụ sơ cứu của mỗi người.

Luôn mang theo một túi sơ cứu cá nhân: Ngay cả khi người khác có một bộ dụng cụ sơ cứu y tế đầy đủ cho nhóm, bạn vẫn cần phải có một bộ nhỏ cho mình để tự xử lý các vết thương nhỏ. Và bởi không phải lúc nào người mang bộ kit chính đó lúc nào cũng ở gần bên bạn.

Hộp sơ cứu mini cần thiết khẩn cấp có thể giúp bạn ứng phó khi bạn bị thương hoặc các tình huống nghiêm trọng khác.

First aid kit gồm những gì? Tự tạo một bộ sơ cứu y tế

Bạn sẽ cần đến một chiếc túi nhỏ hoặc túi chống nước để đựng mọi thứ. Bạn cũng có thể cần vài cái túi nhựa có khóa zip, chai nhựa đựng thuốc, bút lông dầu và băng dính để dán nhãn mọi thứ. Sau đó, chắc chắn là đến bước thu thập những món dụng cụ sơ cứu y tế cần thiết thôi.

Dưới đây là một số vật dụng cơ bản cần có trong hộp sơ cứu vết thương:

Băng vết thương

  • Băng keo cá nhân các loại
  • Băng gạc
  • Băng dán cơ
  • Băng chống rộp da/bọng nước

hộp sơ cứu

Thuốc và thuốc mỡ

  • Thuốc chống viêm Ibuprofen
  • Thuốc mỡ kháng sinh
  • Thuốc kháng acid
  • Thuốc trị tiêu chảy
  • Muối bù nước
  • Thuốc kê đơn

Các dụng cụ sơ cấp cứu cơ bản

  • Cái nhíp
  • Gương nhỏ
  • Kéo y tế
  • Lưỡi lam hoặc dao nhỏ

Các món cần thiết khác

  • Dụng cụ trị ong chích
  • Dụng cụ chống bọ ve
  • Khăn ướt sát trùng
  • Gạc vết thương bỏng
  • Nẹp và băng quấn đàn hồi

first aid kit

Hướng dẫn sơ cấp cứu

Luôn phải có một cuốn hướng dẫn sơ cứu để tham khảo nhanh hoặc tài liệu toàn diện giải thích các cách thực hiện sơ cứu. Các nhà sản xuất hộp sơ cứu vết thương rất chú ý đến chất lượng của các hướng dẫn sơ cứu, vì vậy, bạn cũng nên biết cách tận dụng chúng.

Mang theo một cuốn sách hướng dẫn sơ cấp cứu sẽ không bao giờ thừa.

Tham khảo thêm bài viết: Sơ cứu cơ bản cho 5 chấn thương thường gặp khi leo núi.

Mời bạn xem qua video về 25 tips sơ cứu đơn giản

Những vật dụng bổ sung cần thiết cho sự an toàn

Một số vật dụng cần thiết khác có liên quan mật thiết đến việc sơ cứu: Chăn giữ nhiệt (giúp ngăn chặn tình trạng hạ thân nhiệt hoặc giúp điều trị sốc nhiệt độ), kem chống nắng, thuốc chống côn trùng và nước rửa tay.

Chăn giữ nhiệt cấp cứu khẩn cấp bạn có thể tìm tại đây.

Nếu bạn từng gặp trường hợp thực sự đe dọa đến tính mạng và cần cấp cứu y tế khẩn cấp ở vùng xa xôi, đèn hiệu định vị hoặc thiết bị truyền tin sẽ là cứu cánh. Cường độ tín hiệu và chi tiết hoạt động khác nhau, nhưng mỗi thứ có thể chuyển tải nhu cầu cứu hộ và vị trí của bạn đến những cơ quan chức năng chuyên ứng cứu khẩn cấp.

Đào tạo sơ cấp cứu

Mặc dù các bộ dụng cụ sơ cứu chất lượng đều đi kèm với các tài liệu tham khảo, việc học các cách sơ cứu trước chuyến đi vẫn là một bước đi khôn ngoan.

Có sự huấn luyện sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và sốc ban đầu khi đối mặt với trường hợp khẩn cấp. Chuẩn bị đầy đủ từ trước để đối phó với một sự cố nghiêm trọng có thể tạo nên sự khác biệt.

Hãy nhớ: Bất kể bộ dụng cụ của bạn có chất lượng như thế nào, mọi thứ đều có ngày hết hạn và băng cũng như thuốc mỡ sẽ hết tác dụng, vậy nên phải lưu ý thay mới thường xuyên. Thêm vào đó, cân nhắc sở hữu nhiều bộ dụng cụ cho nhiều mục đích bởi bạn không thể sử dụng cùng một bộ dụng cụ cho việc đi leo núi, đi trekking, đi chạy trail và đi xe đạp.

Và chắc chắn rằng, sẽ có những lúc bạn cảm thấy biết ơn vì đã bỏ thời gian tham gia lớp học sơ cấp cứu đấy.

Nội dung bài viết được biên tập bởi đội ngũ 25giay.vn

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.