Kiểm soát xã hội là gì?
Kiểm soát xã hội là gì?
Kiểm soát xã hội là sự bố trí các chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để ép buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát nhằm đưa ra hành vi của cá nhân, các nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận là đúng, dùng các chế tài tiêu cực để đầy lùi các hành vi lệch chuẩn vào khuôn phép, hay vào một trật tự.
Chức năng của kiểm soát xã hội là tạo ra những điều kiện cho sự bền vững, ổn định và trật tự xã hội, mặt khác tạo ra những thay đổi mang tính chất hợp lý và tích cực (thay đổi trong khuôn khổ được phép, không ảnh hưởng xấu đến độ bền vững và tính ổn định của hệ thống xã hội). Hai nội dung này, tưởng như đối lập nhau, nhưng lại thống nhất với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Kiểm soát xã hội cần phải có tính linh hoạt, mềm dẻo mới có thể thực hiện tốt chức năng này. Nghĩa là, nó phải có khả năng nhận biết ý nghĩa của những sai lệch chuẩn mực. Những sai lệch nào mang tính chất tiêu cực, phá hoại sự ổn định và trật tự xã hội, còn những sai lệch nào là mầm mống của sự tiến bộ, của sự phát triển. Nếu như kiểm soát xã hội không phân định và kiểm soát được điều này thì nó sẽ triệt tiêu mọi nhân tố tích cực của sự phát triển xã hội.
Bạn đang xem: Kiểm soát xã hội là gì?
Xem thêm : Giới trẻ là gì?
Thông qua quá trình xã hội hóa để các cá nhân tiếp nhận cơ chế kiểm soát xã hội. Trong quá trình này, các cá nhân một mặt tiếp nhận các hành động, cách nhận thức như thế nào là chuẩn là đúng, mặt khác họ có thể thực hiện sự tự kiểm soát (điểu chỉnh hành vi của mình bằng cách so sánh đối chiếu hành vi của mình với các giá trị và chuẩn mực đã tiếp nhận). Nhờ đó, các cá nhân có thể thực hiện tốt những yêu cẩu của xã hội với các vai trò mà họ đảm nhận.
Có mấy hình thức kiểm soát xã hội?
Kiểm soát xã hội biểu hiện ở trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới dạng kiểm soát chính thức và kiểm soát phi chính thức.
Xem thêm : Nguồn gốc và bản chất xã hội của văn học
+ Kiểm soát chính thức gắn liền với hoạt động của một số tổ chức, với các quy định và luật lệ để ép buộc các tổ chức phải tuân theo. Những tổ chức này là những tổ chức thi hành pháp luật (công an, tòa án, viện kiểm soát, trại giam…). Hình thức: sử dụng những biện pháp có tính chất cưỡng chế được ban bố một cách rõ ràng (luật pháp, nội quy, quy chế…).
+ Kiểm soát phi chính thức thường gắn liều với các tổ chức không chính thức và nhóm sơ cấp, gắn liền với phản ứng xã hội (thái độ tán thành ủng hộ, chê trách, phản đối) không công khai và phổ biến trong các nhóm nhỏ. Thông qua các phong tục, tập quán, truyền thống, tiêu chuẩn, giá trị xã hội không được ban bố một cách rõ ràng (luật bất thành văn). Hình thức: Sự phê phán, châm chọc, giễu cợt hoặc nặng nề hơn là phân biệt đối xử hay xa lánh đối với người có hành vi sai lệch.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức