Tìm hiểu về iso của máy ảnh
Tìm hiểu về iso của máy ảnh
Thuật ngữ ISO là nói về giá trị nhạy sáng trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Được viết tắt từ cụm từ International Standards Organization (Là một tổ chức tiêu chuẩn của Quốc tế), tổ chức này chuyên ban hành về các thiết lập tiêu chuẩn cơ bản của quốc quốc tế.
Tìm hiểu về iso của máy ảnh
Hiện nay đa số mọi người đang có xu hướng khi chụp ảnh đều để máy ảnh ở chế độ tự động hay chế độ A (ưu tiên khẩu độ) , và khi đó máy ảnh sẽ tự động lựa chọn ISO phù hợp nhất và tùy thuộc vào các điều kiện khác nhau của môi trường được chụp (bình thường máy ảnh sẽ luôn cố gắng để ISO ở mức thấp nhất có thể để hạn chế ảnh bị nhiễu hạt). Thông thường khoảng ISO 50-100 thường là khoảng lựa chọn mặc định của máy để tạo ra được những tấm hình sắc nét và hạn chế nhiễu hạt ở mức thấp nhất. Và có một điều dĩ nhiên là hầu như các máy ảnh hiện nay đều cho phép chúng ta lựa chọn ISO theo nhu cầu sử dụng chỉnh tay của mình. Việc thiết lập ISO cao hơn mức bình thường sẽ được sử dụng trong các điều kiện thiếu sáng và ánh sáng yếu. Khi chụp ảnh trong những tình huống môi trường xung quanh tối hơn thì bắt buộc chúng ta phải để tốc độ chụp thấp hơn (nếu lens có khẩu lớn thì đỡ được một phần nào đó). Ví dụ các bạn muốn chụp hình các con vui đùa trong nhà nhưng đảm bảo hình không bị rung và mờ, mà trời thì khá tối mặc dù đã bật đèn và khẩu của lens không được lớn thì bắt buộc bạn phải tăng ISO lên để đảo bảo được độ sáng và tốc độ chụp.
Bạn đang xem: Tìm hiểu về iso của máy ảnh
Khi mức ISO được thay đổi, lúc đó bạn sẽ thấy nó có tác động liên quan với nhau. khẩu độ của lens (aperture ) và tốc độ màn trập (Shutter Speed) cũng sẽ thay đổi theo để đảm bảo có được một tấm ảnh chất lượng với sáng tốt. Ví dụ khi ISO bạn tăng từ 100 lên 800 thì lúc đó bạn sẽ thấy rằng bạn có thể chụp được hình với tốc độ cao hơn hay bạn có thể khép khẩu lens nhỏ lại .
Khi lựa chọn mức ISO bạn cần chú ý những yếu tố sau:
Yếu tố ánh sáng: Ánh sáng của môi trường xung quanh và ánh sáng chiếu vào chủ thể.
Mức độ nhiễu hạt (Noise) : Một bức hình của bạn có nhiều noise hay ít.
Chân máy ảnh: Bạn có dùng chân máy hỗ trợ khi chụp.
Chuyển động: Bạn cần quan tâm chủ thể của bạn chuyển động hay đứng yên.
Khi bạn tăng ISO lên càng cao thì lúc đó ảnh càng bị noise nhiều hơn . Thông thường khi chụp ảnh bạn hạn chế tăng ISO lên quá 800 để hạn chế noise ở mức thấp nhất có thể, thay vào đó bạn cần lens khẩu lớn hay chân máy để cải thiện ISO. Nhưng trong nhiều trường hợp, với thể loại ảnh đen trắng, thì một số nhiếp ảnh gia lại cố tình tạo ra hiện tượng nhiễu hạt này nhằm tạo thêm sự đặc sắc và khác lạ cho ảnh của họ, đó không phải là một lỗi tiêu cực do nhiễu hạt.
(*) Những trường hợp bạn nên tăng ISO.
Trong nhà thi đấu thể thao, khi mà ánh sáng không tốt mà chủ thể lại chuyển động liên tục gây ra hiện tượng nhòe do chuyển động.
Trong các phòng trà, buổi hòa nhạc với ánh sáng yếu và trong đó người ta không cho sử dụng đèn Flash.
Trong những phòng trưng bày sản phẩm, hay viện bảo tàng… Khi đó ánh sáng khá yếu, dù cho bạn có sử dụng Flash thì có thể bị phản xạ do sản phẩm có bọc Nilon gây ra lóa hình.
Trong các buổi sinh nhật hay party… lúc đó ánh sáng cũng khá yếu, có thể là ánh nền. Khi đó người ta hạn chế ánh đèn Flash vì nó sẽ phá hoại buổi tiệc hay có trẻ nhỏ việc bật đèn flash có thể có hại nên cần phải tăng ISO.
(*) Vậy có những biện pháp nào để giảm noise cho bức ảnh.
-Để giảm noise, nếu buổi tiệc hay buổi đi chụp quan trọng thì bạn nên dùng lens có khẩu độ lớn để lượng ánh sáng đi vào máy nhiều, nhằm giảm thiểu hiện tượng thiếu sáng cho máy.
-Nếu nơi đó cho phép dùng đèn Flash thì bạn có thể sử dụng đèn Flash đánh dội trần nhằm tạo nên ánh sáng gần giống tự nhiên và giảm được hiện tượng noise hơn.
-Bạn nên mang theo chân máy để giảm tốc độ chụp xuống, lúc này ISO có thể giảm một chút, cộng với việc dùng lens khẩu lớn chắc sẽ hạn chế noise cho bạn.
-Nếu được, tốt nhất bạn chụp ảnh với ISO cao mà bạn thấy đảm bảo độ sáng với định dạng RAW và JPEG cùng lúc. Lúc này file JPG sẽ xuất ảnh trực tiếp để xem , và file RAW bạn có thể dùng các phần mềm chuyên dụng như camera raw để chỉnh sửa hình ảnh nhằm giảm thiểu noise tối đa cho bức hình.
Xem thêm : Nên mua lens Canon EF 24-70mm F/2.8L II USM hay EF 24-105mm F/4L II IS USM?
(*) Cả nhà tham gia vào Group Hội đam mê nhiếp ảnh để tiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm nhé.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Đánh Giá Thiết Bị Máy Ảnh