Chênh lệch áp suất là gì? Thiết bị đo và ứng dụng của nó trong phòng sạch.
Chênh lệch áp suất là một khái niệm mà chắc chắn những người làm phòng sạch đều biết. Nhưng nếu bạn không phải là những chuyên gia chắc chắn vẫn sẽ có những kiến thức mà bạn chưa biết. Do vậy bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết một phần những thiếu sót đó.
Những cách kiểm soát chênh áp trong phòng sạch
Bạn đang xem: Chênh lệch áp suất là gì? Thiết bị đo và ứng dụng của nó trong phòng sạch.
Yêu cầu khi lắp đặt và sử dụng đồng hồ đo chênh áp
Nội Dung
Chênh lệch áp suất là gì?
Chênh lệch áp suất là sự khác biệt về độ chênh áp giữa 2 điểm khác nhau. Nó là hiệu giữa áp suất của 2 điểm. Ví dụ: điểm A có áp suất là 100Pa và điểm B có áp suất là 70Pa thì độ chênh áp giữa hai điểm A và B là 100 – 70 = 30Pa.
Nguyên lý đo chênh áp là gì
Để đo được chênh áp, chúng ta phải dùng các thiết bị đo chênh áp. Những thiết bị này phải có hai đầu để đo áp suất từng đầu sau đó trừ đi để ra độ chênh lệch áp suất.
Thiết bị đo chênh áp sẽ được lắp ở giữa 2 môi trường khác nhau để đo chênh áp cho 2 môi trường đó. Ví dụ ở môi trường A có áp suất cao hơn, chúng ta có thể gọi nó là áp suất đầu lớn. Môi trường B có áp suất thấp hơn, chúng ta gọi nó là áp suất đầu nhỏ. Và độ chênh áp giữa 2 môi trường này sẽ bằng áp suất ở đầu A – áp suất ở đầu B.
Để đo chênh áp chính xác chúng ta cần xác định được các điểm đo sao cho đúng để chọn được sự chênh lệch áp suất cần đo. Việc chọn sai các vị trí đo dẩn đến gây sai lệch trong quá trình đo chênh áp.
Công thức tính độ chênh áp
Độ chênh áp giữa hai đầu A và B sẽ được tính bằng công thức: dP = pA – pB Với:
- pA là áp suất đầu lớn
- pB là áp suất đầu nhỏ
Các thiết bị đo chênh lệch áp suất
Xem thêm : Lợi nhuận ròng Net Profit là gì? Vì sao phải tính lãi ròng?
Có hai thiết bị đo chênh áp được dùng trong công nghiệp là Đồng hồ chênh áp và Cảm biến chênh áp. Hai thiết bị này cùng đo mức chênh áp nhưng đồng hồ đo chênh áp chỉ hiển thị mức chênh áp còn cảm biến chênh áp thì vừa hiển thị vừa xuất tín hiệu về trung tâm.
Đồng hồ chênh áp
Đồng hồ chênh áp là thiết bị mà chắc chắn các bạn không còn xa lạ gì nữa. Nó được dùng chủ yếu để đo chênh áp cho phòng sạch và một số môi trường khác ví dụ như đo chênh áp nước và đo chênh áp lọc, …
Hình ảnh: Đồng hồ chênh áp
Phạm vi ứng dụng của đồng hồ chênh áp
Cảm biến chênh áp
Cảm biến chênh áp là gì?
Cảm biến chênh áp là một thiết bị đo áp suất, nó đo áp suất ở 2 đầu để tính ra giá trị chênh áp. Cảm biến chênh áp sẽ có hai đường dẩn áp suất vào được đánh đấu ( + ) và ( – ) tương ứng High và Low. Áp suất lớn sẽ vào phần ( + ) và áp suất nhỏ sẽ vào ( – ).
Bên trong cảm biến chênh áp là một lớp màng có chứa các điện cực được sắp xếp nằm gọn gàng. Khi những lớp màng này bị biến dạng sẽ dẫn tới sự thay đổi của điện áp trên các điện cực này. Khi có sự tác động vào thì lớp màng lúc này sẽ dịch chuyển qua trái hoặc qua phải tùy theo độ lớn của áp lực đưa vào sẽ tương ứng với sự chênh áp là dương hay âm. Giá trị chênh này biểu thị sự chênh lệch áp suất ở giữa hai đầu vào của áp cao và áp thấp, giá trị này sẽ được chuyển đổi thành dòng điện có độ lớn từ 4 – 20mA tùy theo cách mà người dùng đã cài đặt cho cảm biến áp suất.
Cảm biến chênh áp
Cảm biến chênh áp cho phòng sạch
Ứng dụng của cảm biến chênh áp
Xem thêm : R square là gì? Công thức tính và Ý nghĩa của r square
Cảm biến chênh lệch áp suất thường tìm thấy trong môi trường công nghiệp, nơi có thể sử dụng sự chênh lệch áp suất để xác định dòng chảy của chất khí hoặc chất lỏng.
Cảm biến chênh áp cũng được dùng để tìm đường vào các hệ thống phun nước được lắp đặt để phòng cháy chữa cháy. Nếu cần đo thể tích chất lỏng trong bình kín, cũng có thể sử dụng bộ truyền chênh áp. Miễn là khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi theo sự thay đổi nhiệt độ, chiều cao của cột chất lỏng có thể được xác định từ áp suất, khối lượng riêng chất lỏng và trọng lực.
Trong lĩnh vực y tế, cảm biến chênh lệch áp suất được sử dụng để điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, máy bơm truyền dịch, mặt nạ và thiết bị phát hiện nhịp thở.
Ứng dụng của chênh lệch áp suất trong phòng sạch
Vì nguyên lý không khí luôn đi từ nơi có chênh lệch áp suất cao đến nơi có chênh lệch áp suất thấp. Khi phòng sạch làm việc trạng thái không bình thường hoặc độ kín gió của phòng sạch hoạt động không đúng theo thiết kế (chẳng hạn như khi mở cửa), không khí có thể chảy từ khu vực có độ sạch cao đến khu vực có độ sạch thấp. Để không bị ảnh hưởng bởi phòng có độ sạch thấp tới phòng có độ sạch cao, thì phòng có độ sạch cao luôn phải duy trì mức áp suất lớn hơn so với phòng có độ sạch thấp.
Phòng có độ sạch càng cao thì độ chênh áp so với phòng có độ sạch thấp (hoặc so với hành lang) phải càng cao.
Vì sự ô nhiễm do chênh áp không đủ rất khó phát hiện tuy nhiên đây là một yếu tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, cho nên khi đã ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm.
Nhiều quan điểm nói rằng ô nhiễm không khí do chênh áp có thể được giải quyết bằng cách tự làm sạch. Tuy nhiên quá trình tự làm sạch cần có thời gian, các thiết bị và thậm chí cả vật liệu đã bị nhiễm bụi bẩn, do đó, việc tự làm sạch gần như không khả thi.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp