Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì và thực trạng Việt Nam
Việc làm online
1. Định nghĩa chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bạn đang xem: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì và thực trạng Việt Nam
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là việc vận động và chuyển đổi các ngành nghề, các vùng kinh tế để phù hợp với quá trình phát triển và các điều kiện về kinh tế- xã hội. Những nhóm ngành có cơ hội phát triển sẽ tăng mạnh hơn và giảm các ngành có hiệu quả kinh tế thấp.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra rất mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tự nhiên- xã hội của từng vùng; nhà nước cũng dễ quản lý hơn trong việc đẩy mạnh việc tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được phân ra thành 3 loại:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Tức bao gồm 3 nhóm ngành là nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ chuyển dịch theo tỷ trọng phù hợp với năng lực sản xuất, quá trình hội nhập của các quốc gia.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Tức là quốc gia đó sẽ phân chia thành cách vùng kinh tế riêng biệt; các vùng này hoạt động nền kinh tế chuyên biệt, phù hợp với trình độ, thực trạng kinh tế- xã hội tại khu vực đó.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Tức là sự chuyển dịch nền kinh tế ở quy mô quốc gia, quốc gia đó sẽ hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm để phù hợp với mục tiêu phát triển.
Xem thêm: Việc làm luật kinh tế
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam
– Việc chuyển đổi cơ cấu theo ngành kinh tế:
Xem thêm : File jpg là gì ? Điểm khác biệt giữa định dạng JPG và JPEG
Bản thân Việt Nam là một nước đang phát triển, Việt Nam có những cứ vần mình rất mạnh trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cụ thể là giảm tỷ trọng các ngành nông- lâm- ngư nghiệp (I), tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng (II) và dịch vụ (III). Đây là hình thái tất yếu của các nước đang phát triển.
Ngoài dịch chuyển ở tổng thể ngành, trong mỗi khu vực còn có sự vận động rất mạnh mẽ: Trong nhóm I, nước ta đã giảm tỷ trọng trong hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp; tăng tỷ trọng nuôi trồng và đánh bắt các loại thủy, hải sản. Trong nhóm II, giảm tỷ trọng trong khai khác, tăng tỷ trọng các hoạt động chế biến. Trong nhóm III, tăng mạnh các ngành về cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị.
Việt Nam còn là một đất nước non trẻ, nghèo nàn, còn đang trong quá trình phát triển nên nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế.
Xem thêm: Việc làm giảng viên kinh tế
– Việc chuyển đổi cơ cấu theo từng vùng kinh tế:
Nước ta có được chia thành bảy vùng kinh tế: vùng Đông Bắc (7 tỉnh), vùng Tây Bắc (7 tỉnh), vùng Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh), vùng Bắc Trung bộ (5 tỉnh), vùng Nam Trung Bộ (11 tỉnh), vùng Đông Nam Bộ (9 tỉnh) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh). Các vùng kinh tế được khoanh thành các vùng có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và trình độ phát triển để có thể thuận lợi trong việc quản lý cũng như các hoạt động phát triển.
– Việc chuyển đổi cơ cấu theo lãnh thổ:
Nước ta có 4 vùng kinh tế trong điểm bao gồm: vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng phía Nam, miền Trung và Bắc Bộ. Đây được coi như 4 toa tàu giúp phát triển nền kinh tế nước ta đi lên trong cuộc chiến phát triển đất nước.
Nhìn chung về tổng thể quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ, phù hợp với quá trình hội nhập công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các ngành kinh tế dần dịch chuyển sang hướng tự động hóa, làm việc theo dây chuyền chuyên môn để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Xem thêm: Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang diễn ra thế nào?
3. Thành tựu
Xem thêm : Quốc hiệu là gì?
Vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài. Từ đó mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước trên thị trường. Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam, kéo theo những công nghệ phát triển tân tiến trên thế giới. Đồng thời, , họ cũng tạo ra những việc làm mới, giảm tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam và tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống.
Cv online
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất, Việt Nam không những cung cấp đủ hàng hóa cho nhu cầu của cả nước mà có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay hàng hóa của Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Có những sản phẩm còn được coi như một mặt hàng xa xỉ phẩm tại các nước bạn.
Việc nhà nước khuyến khích các cá nhân tổ chức góp phần tham gia vào việc phát triển kinh tế như một nguồn động lực cho các công ty khởi nghiệp mọc lên với nhiều sản phẩm có ý tưởng táo bạo. Nhiều doanh nghiệp startup vừa có mặt trên thị trường đã gây được tiếng vang lớn trên thị trường trong nước và cả nước ngoài.
– Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng gặp không ít khó khăn, chưa thể phát huy hết hiệu quả và thế mạnh. Việc khoanh vùng kinh tế của nước ta còn chưa được triệt để, chỉ khoanh vùng theo sự phân chia lãnh thổ nên gây áp lực cho những khu vực có trình độ thấp hơn, việc phát triển giữa các nơi trong cùng một vùng không đồng đều. Việc giảm tỷ trọng các hoạt động nông nghiệp cũng gây ra tình trạng thất nghiệp cho những người quanh năm gắn bó với nghề nông. Việc gắn bó với ruộng vườn không thể trang trải được cuộc sống của họ, kéo theo các hệ lụy khi người dân di chuyển quá nhiều lên các thành phố lớn, gây áp lực về công ăn việc làm, chỗ ở, các mối lo ngại về trật tự xã hội.
Ngoài ra, chúng ta cần chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm bởi trên thị trường quốc tế, các sản phẩm Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao, mức giá còn rất thấp so với các sản phẩm từ các quốc gia khác.
Các khu công nghiệp ngày càng nhiều, lượng chất thải công nghiệp thải ra môi trường mỗi ngày là rất lớn, có những chất có thể gây hại trực tiếp tới sức khỏe của những người tiếp xúc gần đó. Cho nên, việc phát triển đất nước cũng cần phải gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường. Nhà nước cũng cần phải đưa ra các chế tài xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường, không xử lý chất thải theo đúng quy trình. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh cần có ý thức hơn trong việc đầu tư cho khâu xử lý chất thải.
Xem thêm: Ngành Kinh tế phát triển là gì? Ra trường có dễ xin việc không?
Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu được chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì. Chúng ta, những người con của Việt Nam cần phải nỗ lực hết mình để giúp đất nước phát triển, đến gần hơn với các quốc gia hiện đại.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp