Định nghĩa chính xác nhất về Landmark là gì

0

Landmark là gì? Chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy ở đâu đó danh từ này và có những mường tượng loáng thoáng về nó. Vậy để chắc chắn hơn về suy đoán của bản thân, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Landmark là gì?

Landmark là gì

Tháp đồng hồ BigBang là Landmark của London

Landmark là gì? Đây là 1 danh từ bắt nguồn từ tiếng Anh, vì thế ta cần phải nghía qua từ điển để có thể đưa ra định nghĩa chính xác nhất.

Theo từ điển tiếng Anh, trong danh từ, Landmark có nghĩa là mốc bờ (để cho các thuỷ thủ ngoài khơi dựa vào đó và hướng về đất liền), mốc ranh giới, giới hạn, mốc, bước ngoặt. Trong các chuyên ngành khác nhau, Landmark được hiểu đơn giản là mốc trên bờ (xây dựng), điểm mốc, mốc định hướng, mốc ranh giới (kỹ thuật chung), mốc phân giới, biển phân giới (địa chất).

Nói tóm lại, landmark có nghĩa là 1 điểm mốc- địa điểm mang tính chất địa lý. Langmark có tác dụng như 1 côt mốc, 1 mốc chuẩn để những người thám hiểm có thể nhận ra chúng khi hạn chế về phương tiện chỉ đường. Khi đi vào 1 khu vự lạ, để dẽ dàng định hướng hơn người ta cũng tìm và dựa vào landmark để làm căn cứ.

Trong thời đại ngày nay, landmark được hiểu rộng rãi với ý nghĩa là bất cứ thứ gì dễ nhận ra như 1 công trình xây dựng, kiến trúc, 1 tòa nhà( tòa nhà chọc trời thì mới được gọi là landmark). Ví dụ như: Tháp rùa ở Hồ Hoàn Kiếm được coi như Landmark của Hà Nội. Toà nhà Bitexco được coi là Landmark của TP.Hồ Chí Minh. Tháp đôi Petronas là landmark của Malaysia. Ngọ môn là landmark của thành phố Huế. Tháp đồng hồ Big Ben là biểu tượng cho Luân Đôn. Tháp Eiffel là landmark của thủ đô Pari, Pháp.

Có thể bạn quan tâm:

GFA là gì và ý nghĩa của nó trong xây dựngShop drawing là gì? Vai trò và yêu cầu khi triển khai

Đặc điểm của landmark trong kiến trúc

Trong tiếng Anh-Mỹ, từ landmark là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một địa điểm thu hút sự quan tâm của khách du lịch vì có những đặc tính vật chất mang tính chất đặc trưng, đáng chú ý hay mang ý nghĩa lịch sử. Như vậy, trong trường hợp này từ landmark có thể được hiểu là danh lam thắng cảnh trong tiếng Việt Nam. Dựa theo định n ghĩa như vậy thì trên khắp mọi miền Tổ quốc, đâu đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp được 1 landmark. Ví dụ như Hà Giang có Landmark là Cột cờ Lũng Cú; Lạng Sơn có chùa Tam Thanh; Đà Nẵng có Cầu Rồng; Hoà Bình có tổ hợp thuỷ điện Thác Bà cũng có thể coi là Landmark

Như vậy, quay về câu hỏi Landmark là gì?Landmark được dùng trong bất động sản hiện nay như Landmark 72, Hà Nội Landmark 51, The Landmark 81… ta có thể dễ dàng đi tìm được sự giải thích thoả đáng. Nếu như Landmark 72 là toà nhà chọc trời được coi là biểu tượng “landmark” mới cho một Hà Nội năng động, thì Hà Nội Landmark 51 sẽ là điểm nhấn, là biểu tượng, là dấu mốc cho toàn bộ khu vực quận Hà Đông và khu vực xung quanh. Tiếp theo sau, The Landmark 81 sẽ là biểu tượng, là điểm nhấn cho một Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Toà nhà này sẽ chiếm vị trí số 10 trong những toà nhà cao nhất thế giới. Tóm lại, trong xây dựng, landmark chính là tòa nhà cao nhất trong khu vực đó.

Những tòa Landmark nổi tiếng của Việt Nam

Nhân việc nói về landmark là gì, hãy cùng điểm qua 2 tòa landmark cao chọc trời nổi tiếng 2 miền Nam Bắc của nước ta: Keangnam Landmark Tower và The Landmark 81

1. Tòa nhà Keangnam Landmark Tower

Tòa Landmark 72

Tòa Landmark 72- Keangnam Tower tại Hà Nội

Chiều cao: 336m

Số tầng: 72 tầng.

Năm hoàn thành: 2011.

Nhà đầu tư/ chủ sở hữu: AON Holdings ( Hàn Quốc)

Vị trí: Thành phố Hà Nội

Keangnam Hanoi Landmark Tower là một tòa nhà phức hợp gồm: khách sạn – văn phòng – căn hộ – trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; được đầu tư và xây dựng bởi tập đoàn Keangnam có trụ sở chính tại Dongdaemun-gu (Seoul, Hàn Quốc).

Keangnam Landmark Tower được biết đến là toà nhà cao nhất Việt Nam từ năm 2010 cho đến khi đỉnh tháp Landmark 81 thành hình vào năm 2018.

Tòa cao ốc có tổng diện tích 300.000m2 và là tòa nhà giữ danh hiệu cao nhất Việt Nam trong gần 8 năm. Nơi đây được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự tăng trưởng trong ngành xây dựng cũng như ngành công nghiệp dịch vụ – những ngành đang thúc đẩy sự phát triển của thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

2. The Landmark 81

The Landmark 81

Tòa Landmark 81 tại Hồ Chí Minh

Chiều cao: 461m

Số tầng: 81 tầng.

Năm hoàn thành: 2019.

Nhà đầu tư/ chủ sở hữu: Vingroup ( Việt Nam)

Vị trí: thành phố Hồ Chí Minh.

Xoán ngôi tòa cao ốc Keangnam Landmark Tower vào năm 2018, The Landmark 81 là tòa nhà “chọc trời” trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

Tòa tháp cao 81 tầng, hiện đang là tòa nhà cao nhất Việt Nam, cao nhất Đông Nam Á và lọt vào top những tòa nhà cao nhất thế giới. Dự án này được xây dựng ở Tân Cảng, quận Bình Thạnh, ven sông Sài Gòn, khởi công cuối năm 2015 và hoàn thành vào đầu năm 2019.

Tòa nhà Landmark 81 có tổng diện tích sàn xây dựng 241.000m2, trong đó:

– Tầng B1 đến tầng 5 bao gồm: Trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, shopping, sân trượt băng, nhà hàng,…

– Tầng 6 đến 40: Khu căn hộ hiện đại với căn hộ 1 – 4 phòng ngủ. Tổng cộng có khoảng 900 căn hộ dịch vụ và căn hộ thương mại Officetel. Trong đó có căn hộ dịch vụ tiêu chuẩn 5 sao và căn hộ dịch vụ siêu sang 6 sao với diện tích 400m2 với góc nhìn 180 độ.

– Từ tầng 42 đến 76 là khách sạn Vinpearl 5 sao. Khu khách sạn này có quy mô khoảng 450 phòng; phòng tổng thống sang trọng có diện tích lên đến 1.000m2 với tầm quan sát 360o quanh thành phố. Nhà hàng và sky bar ở tầng 66 và 67 có góc nhìn rộng 360o.

– Từ tầng 79 đến 81 là đài quan sát.

– Ngoài ra, tòa tháp còn có tầng hầm để xe và Trung tâm thương mại Vincom Center (TTTM được bố trí trong 6 tầng từ tầng B1 tới tầng 5) có diện tích 59.000m2 ở chân tòa nhà.

Trên đây là 1 số thông tin cơ bản về Landmark mà Bảo hộ Namtrung Safety muốn gửi tới quý bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ Lanmark là gì và những công trình nào có thể được coi là landmark.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.