Kinh tế chia sẻ (Sharing economy) là gì? Lợi ích của kinh tế chia sẻ
Nền kinh tế chia sẻ hay Sharing economy đang thay đổi dần cách vận hành của kinh tế truyền thống. Kinh tế chia sẻ đang trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Thế nhưng không phải ai cũng để ý đến nó. Vậy hôm nay, ta hãy cùng tìm hiểu Kinh tế chia sẻ (Sharing economy) là gì? Lợi ích của kinh tế chia sẻ.
Nội Dung
Kinh tế chia sẻ (Sharing economy) là gì?
Kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh tế hoạt động dựa trên quy tắc chia sẻ ngang hàng. Những người chủ sở hữu tài sản sẽ chia sẻ quyền truy cập cũng như sử dụng tài sản đó trong một thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn.
Bạn đang xem: Kinh tế chia sẻ (Sharing economy) là gì? Lợi ích của kinh tế chia sẻ
Kinh tế chia sẻ hay còn được gọi là Collaborative Consumption, Collaborative Economy, hay Peer Economy. Đã từng xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, thế nhưng mô hình này chỉ thực sự bùng nổ tại thị trường Việt Nam vào giai đoạn năm 2014 khi có công nghệ làm bàn đạp.
Một số nền tảng hiện nay đang áp dụng mô hình này có thể kể đến rõ ràng nhất là Uber, Grab, Airbnb,… Những nền tảng này chủ yếu đang vận hành theo hình thức là trung gian kết nối những người có tài sản dư thừa với những đối tượng có nhu cầu sử dụng tài sản.
Có thể coi rằng, công nghệ là một trong những yếu tố cốt lõi góp phần không hề nhỏ vào việc phát triển vận hành nền kinh tế chia sẻ hiện nay. Hầu hết những ứng dụng hoạt động theo mô hình này là những công ty về công nghệ.
Họ sử dụng internet, và data của họ để có thể tối ưu hóa việc kết nối những nhà cung ứng và khách hàng với nhau. Rồi từ đó tạo ra nhiều giá trị tích cực cho xã hội.
Có thể nói, trong số chúng ta ai cũng đã từng chia sẻ tài sản ít nhất một vài lần trong đời. Có thể bạn đã từng cho ai đó ngủ chung phòng, hoặc cho ai đó mượn xe. Tất cả những thứ đó đều được coi là chia sẻ. Và kể từ khi nền kinh tế chia sẻ xuất hiện, chúng ta nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc chia sẻ hơn.
>>> Xem thêm: Airbnb là gì? Những điều phải lưu ý khi kinh doanh Airbnb dài hạn
Kinh tế chia sẻ tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
Kể từ khi nền kinh tế chia sẻ xuất hiện, nó đã tạo ra vô vàn những giá trị tích cực cho xã hội. Vậy cụ thể đó là những gì, hãy cùng mình tìm hiểu ngay bên dưới đây nhé.
Cơ hội việc làm
Việt Nam không phải là một đất nước có tỉ lệ thất nghiệp cao, thế nhưng vấn đề là không có quá nhiều nghề cho chúng ta lựa chọn. Và kinh tế chia sẻ đã giúp chúng ta cải thiện phần nào tình trạng này. Nó mở ra thêm cho xã hội rất nhiều cơ hội việc làm, cũng như đa dạng hóa được số lượng nghề nghiệp tại Việt Nam.
Giảm thiểu tình trạng lãng phí tài sản
Xem thêm : Phí AMS là gì ? Container xuất khẩu đi đâu thì có AMS ?
Tại sao mô hình kinh tế chia sẻ lại có thể giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên có sẵn? Hãy hiểu đơn giản như thế này, giả sử bạn có một chiếc xe bỏ trống không dùng đến. Và có một người lại đang có nhu cầu sử dụng chiếc xe đó của bạn.
Trong trường hợp cả hai người cùng bắt tay nhau để chia sẻ tài sản. Đôi bên cùng có lợi, người sở hữu tài sản sẽ thu về một khoản chi phí. Người có nhu cầu sử dụng tài sản thì sẽ giải quyết được vấn đề của họ.
Ngược lại, nếu cả hai không cùng chia sẻ tài sản với nhau. Thì chiếc xe của người sở hữu chỉ nằm yên đó và không làm gì, còn người cần xe thì có thể họ sẽ phải bỏ một khoản chi phí lớn ra để mua một chiếc xe. Nhìn rộng hơn nữa, nếu ở trên thế giới có rất nhiều người như vậy, thì các nhà sản xuất sẽ phải sản xuất thêm rất nhiều xe để đáp ứng được nhu cầu người dùng.
Vậy nên mô hình kinh tế chia sẻ chính là giải pháp tối ưu nhất để giảm thiểu tình trạng này. Nó giúp cho những người sở hữu tài sản kiếm được tiền từ những tài sản đang bỏ trống và cũng giúp những người có nhu cầu sử dụng tài sản tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc phải bỏ tiền ra để mua một món tài sản mới.
Nhờ đó, mà nó có thể giúp xã hội tận dụng tối đa được những tài nguyên có sẵn và giảm được một lượng tài nguyên lớn để sản xuất.
Đổi mới sáng tạo
Có một điều phải thừa nhận rằng, các công ty truyền thống từ xưa rất lười đổi mới sáng tạo. Ngành Taxi tại Việt Nam luôn luôn chủ quan rằng khách hàng sẽ luôn luôn cần mình cho đến khi Grab xuất hiện và khiến hơn 40 hãng Taxi biến mất trên thị trường.
Chỉ còn lại một số tên tuổi lớn như Vinasun hay Mai Linh, thế nhưng tình hình kinh doanh thì không mấy khả quan hay không muốn nói là thê thảm. Hao hụt mất một lượng khách hàng lớn đi kèm với doanh thu thụt giảm nghiêm trọng. Đứng trước bi kịch, buộc các hãng taxi truyền thống phải xoay mình theo hướng của thị trường để sóng sót.
Mô hình kinh tế chia sẻ đã vô tình thúc đẩy các công ty truyền thống đổi mới sáng tạo, liên tục cải thiện, áp dụng công nghệ vào làm đòn bẩy để phát triển vững mạnh. Tạo ra một môi trường vô cùng cạnh tranh, luôn luôn hướng tới những cái mới cái tốt. Và trong trường hợp này, khách hàng luôn là người được hưởng lợi.
Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch
Ở trong mô hình kinh tế chia sẻ, những giao dịch giữa khách hàng và nhà cung ứng luôn luôn có trung gian đứng ra để bảo lãnh. Ví dụ như nền tảng Airbnb, các chủ nhà luôn luôn được kiểm duyệt một cách nghiêm ngặt.
Và điều tương tự cũng xảy ra đối với khách hàng, việc này sẽ giúp cho cả 2 bên đều đảm bảo được an toàn cho riêng mình. Sẽ không có những trường hợp như nhà không giống ảnh, hay dịch vụ quá tệ, hay bùng tiền thuê nhà,…
Xem thêm : Làm Marketing in-house là làm gì?
Tất cả những rủi ro mà trước đây bạn luôn lo lắng sẽ được kiểm soát một cách chặt chẽ bởi các trung gian kết nối. Điều này cho phép người dùng hoàn toàn yên tâm khi giao dịch hay cho thuê bất cứ tài sản nào.
Bảo vệ môi trường
Việc tận dụng được tối đa năng suất của những tài sản nhàn rỗi sẽ giúp ta giảm được một lớn rác thải sản xuất mỗi năm. Điều này vừa giúp ta hạn chế được việc khai thác những tài nguyên lại vừa giúp môi trường sạch sẽ hơn.
Kinh tế chia sẻ hoạt động như thế nào?
Hiện tại ở Việt Nam, đã có rất nhiều những nền tảng ứng dụng thành công mô hình kinh tế chia sẻ có thể kể đến Grab hay Airbnb. Những nền tảng đó liên tục tạo ra những giá trị cho xã hội, thúc đẩy nền kinh tế vận hành khỏe mạnh. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc nó hoạt động như thế nào hay chưa?
Về cơ bản sẽ có 3 đối tượng trong mô hình kinh tế chia sẻ này. Gồm có người cung ứng tài sản, người có nhu cầu, và đơn vị kết nối như là Grab và Airbnb.
Ở trong mô hình này, từng đối tượng đều sẽ có những vai trò nhất định. Cụ thể là những đơn vị kết nối như Airbnb sẽ là người cung cấp nền tảng công nghệ, sử dụng chi phí để marketing, truyền thông thu hút thật nhiều khách hàng vào trong hệ sinh thái của mình.
Trong khi đó, những đối tượng có tài sản nhàn rỗi có thể sử dụng những nền tảng này để có thể tìm kiếm được khách hàng cho mình. Tuy phải chịu một mức chi phí, nhưng chi phí đó cũng rất nhỏ so với việc phải bỏ tiền ra để marketing cho tài sản đó.
Những người có nhu cầu sử dụng tài sản nhàn rỗi như xe hay thuê phòng ngắn hạn, thì sẽ phải bỏ ra một mức chi phí rất thấp để có thể thỏa mãn nhu cầu của mình. Theo thống kê, đặt phòng trên hệ thống của Airbnb sẽ giúp bạn tiết kiệm được 30% chi phí so với việc đặt phòng trên khách sạn.
Ở trong mô hình này, tất cả các đối tượng đều được nhận được những lợi ích cho riêng họ. Và đều được đảm bảo quyền lợi, người cung cấp tài sản và người thuê hoàn toàn có thể yên tâm vì đã có trung gian đảm bảo.
Nhìn xa hơn, mô hình hiện tại đang giúp chúng ta tận dụng triệt để được những tài sản nhàn rỗi trên thế giới. Giúp giảm tải được lượng rác thải, phế liệu mà hàng năm chúng ta vẫn thải ra để sản xuất ra rất nhiều xe oto, đồ dùng,…
Lời kết
Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có một cái nhìn sâu hơn về kinh tế chia sẻ (sharing economy) Đừng quên ghé thăm Cohousing để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp