Bảng lương là gì ? Quy định về thang bảng lương của các bộ công chức
Nội Dung
1. Quy định chung về bảng lương
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bảng lương chỉ do Nhà nước quy định, làm căn cứ trả lương cho các công nhân, viên chức nhà nước theo quy định. Hiện nay, các bảng lương do Nhà nước quy định chỉ áp dụng trong khu vực nhà nước. Chính phủ cũng tham khảo ý kiến của đại diện các bên quan hệ lao động để quy định các nguyên tắc xây dựng bảng lương trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Người sử dụng lao động được tự xây dựng bảng lương để áp dụng trong đơn vị mình trên cơ sở các nguyên tắc do Nhà nước quy định và phải tham khảo ý kiến ban chấp hành công đoàn cơ sở. Khi xây dựng bảng lương, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn cơ sở, phải đăng kí tại cơ quan quản lí nhà nước về lao động cấp tynh, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.
- Mol là gì? Định nghĩa khối lượng mol và Công thức tính khối lượng mol
- HDL cholesterol là gì và những cảnh báo đối với sức khỏe tim mạch
- Cất nóc là gì? Vài lưu ý cần nhớ khi cất nóc
- Nhà phân phối là gì? Nhà phân phối khác đại lý như thế nào?
- ‘Đưa tay đây nào bạn ơi, mãi bên nhau bạn nhớ’ có nghĩa là gì mà đến cả nghệ sĩ cũng bị ‘mê hoặc’
Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.
Bạn đang xem: Bảng lương là gì ? Quy định về thang bảng lương của các bộ công chức
2. Bảng lương là gì ?
Bảng lương là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Bảng lương thường được áp dụng cho những đối tượng lao động làm những công việc có tính chất đặc biệt, kết quả lao động có tính trừu tượng hoặc những ngành nghề, công việc không thể phân chia được các mức độ phức tạp rõ rệt hay do đặc điểm của công việc phải bố trí lao động theo cương vị và trách nhiệm. Nếu như thang lương chỉ áp dụng cho khu vực sản xuất, kinh doanh thì bảng lương được áp dụng cho cả khu vực hành chính, sự nghiệp và sản xuất, kinh doanh. Ket cấu bảng lương bao gồm: ngạch lương, hệ số mức lương chuẩn và bậc lương thâm niên.
3. Căn cứ pháp lý xây dựng thang bảng lương
– Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
– Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.
– Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV năm 2016 hợp nhất Nghị định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang.
4. Quy định về thang bảng lương của các bộ công chức
Trong đó, sẽ gồm các bảng lương sau đây:
– Bảng 1: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước.
– Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
Ảnh chụp một phần bảng lương
Trong đó:
* Đối tượng áp dụng bảng 1 gồm:
1. Công chức loại A3:
– Nhóm 1 (A3.1):
– Nhóm 2 (A3.2):
2. Công chức loại A2:
– Nhóm 1 (A2.1):
– Nhóm 2 (A2.2):
3. Công chức loại A1:
4. Công chức loại Ao: Áp dụng đối với các ngạch công chức yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng), các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch và hướng dẫn xếp lương cho phù hợp (công chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi nâng ngạch lên công chức loại A2 nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).
5. Công chức loại B:
6. Công chức loại C:
– Nhóm 1 (C1):
– Nhóm 2 (C2):
– Nhóm 3 (C3): Ngạch kế toán viên sơ cấp
**Đối tượng áp dụng bảng 2 gồm:
1. Viên chức loại A3:
– Nhóm 1 (A3.1):
– Nhóm 2 (A3.2):
2. Viên chức loại A2:
– Nhóm 1 (A2.1):
– Nhóm 2 (A2.2):
3.Viên chức loại A1:
4. Viên chức loại Ao:
Các chức danh nghề nghiệp viên chức sự nghiệp khác yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng), các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp và hướng dẫn xếp lương cho phù hợp (viên chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi nâng lên viên chức loại A2 nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).
5. Viên chức loại B:
6. Viên chức loại C:
– Nhóm 1 (C1):
– Nhóm 2 (C2): chức danh nhân viên nhà xác
– Nhóm 3 (C3): chức danh Y công.
4. Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng thang bảng lương
Doanh nghiệp bắt buộc phải nộp thang bảng lương cho phòng lao động thương binh xã hội hàng năm
Xây dựng thang bảng lương thể hiện sự minh bạch trong việc trả lương cho nhân viên theo đúng năng lực. Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc thương lượng trả lương cho nhân viên. Vì căn cứ vào thang bảng lương mỗi người lao động sẽ được trả theo đúng quy định và năng lực làm việc của mình. Từ đó, tạo động lực cho người lao động phấn đấu để đạt mức lương cao hơn và năng suất lao động cũng được tăng lên.
Thang bảng lương còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý lao động trong công ty. Giúp nhà quản lý doanh nghiệp có thể quản lý chi phí lương cực kỳ hiệu quả
5. Bộ hồ sơ xây dựng thang bảng lương gồm những gì?
Tải bộ hồ sơ xây dựng thang bảng lương 2021
Bộ hồ sơ xây dựng thang bảng lương mẫu bao gồm: 1. Công văn gửi Phòng Lao động thương binh và xã hội 2. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương 3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương 4. Bảng hệ thống thang, bảng lương 5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng 6. Khai trình sử dụng lao độnglần đầu hoặc định kỳ (nếu chưa nộp trước đó) 7. Quy chế lương, bảng phụ cấp (xây dựng để phục vụ cho công việc quyết toán thuế TNCN và đóng BHXH) 8. Văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu (nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở) Chú ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại và đi nộp trực tiếp kèm theo Giấy giới thiệu và CMND.
Xem thêm : Arbutin là gì? Tác dụng của Arburtin với làn da.
NƠI NỘP HỒ SƠ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại 1 trong các địa điểm:
– Phòng Lao động thương binh xã hội quận/huyện
– Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận/huyện
** Hồ sơ và thủ tục xây dựng thang bảng lương của doanh nghiệp – Công văn xin đăng ký hệ thống thang bảng lương: Gửi phòng lao động thương binh xã hội: lập theo mẫu quy định
– Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương: lập theo mẫu quy định
– Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương: trên biên bản có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, thư ký và đại diện công đoàn cơ sở
– Hệ thống thang bảng lương: doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống thang bảng lương theo các quy định đã nêu ở phần 3 và quy chế của doanh nghiệp
– Khai trình sử dụng lao động:
+ Nếu doanh nghiệp chưa nộp khai trình sử dụng lao động thì doanh nghiệp khai trình việc sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động
+ Báo cáo tình hình thay đổi về lao động 6 tháng đầu năm hoặc 6 tháng cuối năm
– Quy chế tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác cho người lao động trong
doanh nghiệp: Doanh nghiệp tự xây dựng theo đặc thù sản xuất kinh doanh, định mức và quy chế tài chính của công ty
– Thủ tục in hồ sơ và gửi
Hồ sơ in làm 2 bộ và đóng thành quyển theo tứ tự trên và đóng dấu giáp lai giữa các trang và gửi phòng Lao động thương binh xã hội Quận/huyện.
Cách xây dựng thang bảng lương như thế nào ? Tùy vào đặc thù sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng chức danh, vị trí công việc và bậc lương phù hợp với doanh nghiệp mình
4.1. Bậc 1: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn Kiên làm việc tại Công ty A . Có địa chỉ kinh doanh tại Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Tại hợp đồng lao động có ghi mức lương cơ bản là: 4.000.000 đồng. Thì ta ghi vào Bậc 1 là: 4.000.000 đồng
4.2. Những người đã qua học nghề thì mức lương tối thiểu vùng phải cao hơn ít nhất 7% Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn Kiên có bằng kỹ sư điện (trình độ đại học).
Vậy mức lương tối thiểu vùng của Ông Kiên để ghi vào bậc 1 là: (3.090.000 + 3.090.000 x 7%) = 3.306.300 đồng
4.3. Nếu lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5% Ví dụ 3: Ông Kiên làm trong công ty Sợi đay, do tính chất công việc có nhiều tiếng ồn và khói bụi. Nên mức lương tối thiểu vùng để ghi vào bậc 1 của ông Kiên là:
3.306.300 + (3.306.300 x 5%) = 3.471.615 đồng
4.4. Số lượng bậc Số lượng bậc lương tùy vào cách xây dựng của doanh nghiệp. Người lao động khi mới vào làm thì áp dụng bậc 1. Và theo quy chế tăng lương của doanh nghiệp mỗi lần sẽ lên 1 bậc, các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc.
Khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng phải đảm bảo bậc sau lớn hơn bậc trước 5%
Ví dụ 4: Lương Bậc 1 của bà Nguyễn Thị Hải là: 4.000.000 đồng
→ Lương Bậc 2 của bà Hải là: 4.000.000 + 4.000.000 x 5% = 4.200.000 đồng
6. Không đăng ký thang bảng lương có bị phạt không?
Mình xin trích quy định về Mức phạt không đăng ký thang bảng lương, không xây dựng thang bảng lương với sở LĐTBXH.
Kể từ ngày 25/11/2015 Theo khoản 5 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2015: Quy định về mức phạt về tiền lương cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật; b) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; c) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng; d) Không thông báo cho người lao động biết trước về hình thức trả lương ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: – Trả lương không đúng hạn; – Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; – Không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; – Khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; – Trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm.
Mức phạt cụ thể như sau: a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật lao động, cách thức xây dựng bảng lương, hệ số lương… Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật Minh Khuê
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp