File excel tính giá trị thực của cổ phiếu chính xác nhất 2021 Update 03/2022
- Cách đọc các chỉ số chứng khoán cơ bản của TTCK Việt Nam Update 03/2022
- Giá 1 pi network bằng bao nhiêu tiền việt nam, to vnđ, to usd. Tỷ giá hôm nay Update 03/2022
- Cách “nuôi heo” đất để tiết kiệm tiền hiệu quả không phải ai cũng biết Update 03/2022
- Mindmap là gì? kỹ năng vẽ sơ đồ Mindmap hiệu quả Update 03/2022
- 3 cách chọn tài khoản số đẹp MB Bank dễ áp dụng nhất Update 03/2022
Việc xác định giá trị thực của 1 cổ phiếu nghe có vẻ đơn giản, nhưng để thực hiện đạt độ chính xác cao thì ít người có thể xác định đúng. Với những người mới đầu tư cổ phiếu, sẽ gặp khá nhiều sai lầm, vậy nên File excel tính giá trị thực của cổ phiếu mà Traderfin.vn cung cấp dưới đây sẽ giúp mọi người thực hiện định giá dễ dàng hơn.
Nội Dung
Giá trị thực của cổ phiếu là gì?
Giá trị thực của cổ phiếu là là giá trị cốt lõi dựa trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp đó. Đây là giá trị mà doanh nghiệp mang lại từ các hoạt động, kinh doanh, sản xuất… của mình, nó không dựa trên nhu cầu, tin tức hay sự tác động của thị trường bên ngoài.
Bạn đang xem: File excel tính giá trị thực của cổ phiếu chính xác nhất 2021 Update 03/2022
Giá trị nội tại của doanh nghiệp sau đó được phiên ra giá trị thực của cổ phiếu, đây được gọi là giá trị thực của cổ phiếu. Cổ phiếu được giao dịch trên thị trường sẽ có xảy ra 2 trường hợp:
- Giá dưới giá trị thực: Giá cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp, có thể là do nhà đầu tư không quan tâm, không có nhu cầu và cho rằng cổ phiếu của doanh nghiệp không có triển vọng tăng trưởng hoặc có vấn đề tin đồn, hay tin xấu nào đó ảnh hưởng đến doanh nghiệp nên giá cổ phiếu định giá thấp hơn.
- Giá trên giá trị thực: Cổ phiếu được thị trường định giá cao hơn so với giá trị thực, cổ phiếu này được nhà đầu tư quan tâm, được đề cao và được kỳ vọng tăng trưởng trong thời gian tới, hoặc có tin tức nào đó có lợi làm giá cổ phiếu tăng lên nhiều lần so với giá trị thực của nó.
Tại sao cần tính giá trị thực của cổ phiếu
Việc đầu tư cổ phiếu mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội có thêm nguồn thu nhập khủng nhưng cũng không ít người thua lỗ nặng nề đến mức phá sản, bán nhà bán xe để gồng lỗ đề bù vào khoản tiền đã mất từ thị trường chứng khoán.
Và xác định giá trị thực của cổ phiếu chính là xem xét cổ phiếu đó tiềm năng, có an toàn hay không, đầu tư một cách thông minh thay vì đầu tư theo tin đồn, theo tâm lý đám đông trên thị trường chứng khoán. Giá trị thức mới là yếu tố quyết định giá cổ phiếu trong tương lai, bởi đôi khi những bong bong giá cổ phiếu khiến nhà đầu tư ảo tưởng và đặt kỳ vọng lớn cuối cùng mua vào giá trở về giá trị thực hoặc dưới giá trị thực dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng.
Vậy nên bản thân nhà đầu tư khi lựa chọn, định giá cổ phiếu cần phải xác định giá trị thực của nó, không nên quá quan tâm đến giá cổ phiếu hiện tại bởi đôi khi đó là giá ảo, giá do thị trường tác động thay đổi trong thời gian ngắn. Và qua đó có thể giúp bạn nhìn thấy những cơ hội cũng như rủi ro của cổ phiếu đầu tư.
File Excel tính giá trị thực của cổ phiếu
Nếu bạn muốn tính giá trị thực của cổ phiếu thì sẽ thực hiện đánh giá nhiều thông tin khác nhau, cụ thể thì có thể sử dụng các phương pháp sau đây.
File Excel định giá cổ phiếu theo PE
PE là phương pháp định giá cổ phiếu thực cơ bản nhất hiện nay. Đây là chỉ số tài chính đánh giá thu nhập trên mỗi đồng lợi nhuận của doanh nghiệp. Có nghĩa dựa trên chỉ số này bạn sẽ biết được bản thân phải có bao nhiêu tiền để mua 1 đồng lợi nhuận của doanh nghiệp làm được.
P/E = Giá thị trường / EPS
Hay P/E = Vốn hóa công ty / Lợi nhuận sau thuế
Và thông qua chỉ số PE có thể nhìn nhận cơ bàn về 1 doanh nghiệp:
- Chỉ số PE cao
Có nghĩa bạn sẽ chi trả nhiều tiền hơn cho 1 đồng lợi nhuận của doanh nghiệp đồng thời đây là số năm hòa vốn khi bạn đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp nếu lợi nhuận không đổi. Có nghĩa PE càng cao thì thời gian thu hồi vốn của bạn sẽ càng lâu hơn.
Đối với PE cao thì có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Vốn hóa của công ty tăng lên rất nhiều nhưng lợi nhuận không đổi hoặc giảm => Giấu hiệu tăng vốn bất thường
- Còn nếu vốn hóa tăng, lợi nhuận tăng thì PE cao là điều hiển nhiên
- PE cao có nghĩa cổ phiếu được định giá cao, được nhiều người chấp nhận bỏ nhiều tiền để mua 1 đồng lợi nhuận, bởi họ tin tưởng giá cổ phiếu sẽ còn tăng lên rất nhiều.
- Hoặc PE cao vì cổ phiếu của doanh nghiệp đang ở đáy chu kỳ kinh doanh, khi cổ phiếu ở đáy thì theo chu kỳ cổ phiếu thời gian sau sẽ tăng lên.
2. Chỉ số PE thấp
PE thấp đồng nghĩa cổ phiếu được định giá thấp và nguyên nhân có thể là:
- Thấp do doanh nghiệp làm ăn không tốt, lợi nhuận tăng đột biến có thể là từ việc bán tháo tài sản của doanh nghiệp…
- Hoặc doanh nghiệp đang có vấn đề, lợi nhuận giảm, tài chính gặp khó khăn
- Cổ phiếu của doanh nghiệp không triển vọng
- Hoặc cổ phiếu đang ở đỉnh chu kỳ kinh doanh
Xem thêm : Metatrader 5 là gì? Có lừa đảo? Dowload và hướng dẫn sử dụng mt5 pc, điện thoại Update 03/2022
Đối với việc định giá qua file Excel thì PE hiện nay bạn không cần tính toán, nhưng nếu thực hiện thì đầu tiên mọi người cần:
- Thông kế chỉ số PE trong các quý gần nhất của cổ phiếu => Giá trị trung bình PE của doanh nghiệp qua các quý, xem xu hướng như thế nào.
- Thống kê chỉ số PE trung bình trong 5 năm gần nhất trước đó, đánh giá xem như thế nào
File excel định giá cổ phiếu theo PE của mọi người cần đặt so sánh với các chỉ số PE của các công ty cùng ngành khác mới cho kết quá so sánh tương ứng. Trong file này đầu tiên bạn thông kế PE của cổ phiếu trong năm năm, => sau đó tiếp tục thống kê trong 5 năm gần nhất => cuối cùng là đặt so sánh với PE các công ty cùng ngành.
File Excel định giá cổ phiếu theo PB
Đối với PB thì đây là chỉ số tài chính để định giá cổ phiếu cơ bản, tuy nhiên hiện nay ít người dùng PB. Nhưng nếu xem xét giá trị thực của cổ phiếu bạn nên xem xét cả PB, bởi đây là chỉ số dùng để so sánh giá trị thực tế của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của chính cổ phiếu đó.
Công thức tính như sau:
PB = Giá cổ phiếu/ (Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ)
Hoặc có thể tính theo công thức
- P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu
- Hay P/B = Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ số giá cổ phiếu được đánh giá trên giá trị tài sản sổ sách của doanh nghiệp đó, nó trừ đi nợ cùng những tài sản vô hình nên cũng khá khách hàng. Nhưng lại không dựa trên lợi nhuận, bởi đôi khi doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản thấp bởi tiền mang đi đầu tư hết, nên PB phản ánh khá cứng nhắc về giá trị thực của cổ phiếu.
Nhưng ít nhiều qua PB bạn cũng có thể định giá được giá trị của cổ phiếu hiện tại như thế nào. PB được nhiều người áp dụng để định giá các cổ phiếu hiện có giá thấp mà hiện nay thị trường đang bỏ qua.
Mọi người thực hiện File Excel theo các bước:
- Bước 1: Thống kê giá trị sổ sách của cổ phiếu trong 5 năm qua ở sheet đầu tiên
- Bước 3: Bạn mở Sheet 2, tính toán PB theo công thức dựa trên giá cổ phiếu hiện tại ( Hoặc bạn có thể lấy từ các trang như Vietstock, cafeF, trên đó có thông kê các năm cũng như các quý gần nhất)
- Bước 4: Sau khi thông kê, bạn mở thêm Sheet nữa và ở đó làm bảng so sánh PB của các cổ phiếu cùng ngành
Sau khi thông kê được PB có thể đánh giá như sau:
Chỉ số PB cao | Chỉ số PB thấp |
– Cổ phiếu đang định giá cao. – Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt. – Công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá hơn | – Cổ phiếu đang bị định giá thấp – Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…) – Tài sản thực tế của công ty thấp hơn so với phần ghi ở sổ sách (BCTC) |
File Excel định giá cổ phiếu theo chiếu khấu dòng tiền
Phương pháp chiết khấu dòng tiền là dựa trên việc đánh giá sự lưu chuyên dòng tiền hiện tại của doanh nghiệp như thế nào thông qua các dự án, các công trình đầu tư mà doanh nghiệp đang thực hiện, qua đó có thể thấy được triển vọng của cổ phiếu doanh nghiệp như thế nào.
Việc định giá cổ phiếu dựa trên chiết khấu dòng tiền sẽ không cho thất được giá trị thực nhưng lại cho nhà đầu tư niềm tin để biết được cổ phiếu mình mua là được định giá cao hay thấp thông qua nhu cầu về đầu tư của thị trường.
DCF được tính đó là số tiền bạn mong đợi kiếm được từ cổ phiếu của doanh nghiệp. Đồng thời qua kết quả về số tiền bạn sẵn sàng trả cho cổ phiếu hiện tại của doanh nghiệp để nhận chính xác tỷ lệ hoàn vốn đó.
- Trong trường hợp bạn trả ít hơn giá trị DCF => tỷ lệ hoàn vốn của bạn sẽ cao hơn tỷ lệ chiết khấu.
- Trong trường hợp bạn trả nhiều hơn giá trị DCF, tỷ lệ lợi nhuận của bạn sẽ thấp hơn chiết khấu.
Những dữ liệu bạn cần phân tích trong file excel của mình:
Bước 1: Tính toán nguồn thu nhập tương lai
- Nguồn thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai => Tìm hiểu về các dự án đang triển khai và thực hiện của doanh nghiệp.
- Mức lãi suất chiết khấu nguồn thu nhập đó
Bước 2: Phân tích các yếu tố sau đây:
- Tỷ lệ nợ trên tài sản hiện tại
- Khả năng sinh lời của cổ phiếu
- Tỷ lệ tái đầu tư như thế nào
- Tốc độ tăng trưởng hiện tại và quá khứ ra sao
- Vốn sở hữu hiện tại như thế nào, trong các năm qua tăng hay giảm
Các phần mềm công cụ định giá cổ phiếu thực chính xác hiện nay
Xem thêm : Khối lượng giao dịch volume (VOL) trong chứng khoán là gì? Update 03/2022
Bên cạnh thực hiện thủ công về định giá cổ phiếu thì mọi người có thể sử dụng các phần mềm, các công cụ lọc cổ phiếu và hỗ trợ tính toán các chỉ số tài chính, qua đó có thể định giá được cổ phiếu về cơ bản nhanh chóng nhất.
Dưới đây là những phần mềm lọc cổ phiếu, hỗ trợ định giá cổ phiếu nhanh chóng.
- CafeF
- Vietstock
- Cophieu68
- Website các công ty
Mọi người có thể tổng hợp cơ bản thông tin về doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên các trang tổng hợp này, bên cạnh đó còn có bộ lọc cổ phiếu khá chi tiết giúp bạn tìm kiếm được các cổ phiếu theo tiêu chí của mình một cách nhanh chóng.
Cách bước tính giá trị thực của cổ phiếu bằng Excel
Để có thể tính được giá trị thực của cổ phiếu bản thân mọi người cần thực hiện theo các bước sau đây để tối ưu quy trình nghiên cứu và tìm hiểu của mình theo hướng tư duy đầu tư.
Bước 1: Lọc cổ phiếu
Trước hết mọi người cần phải lọc cổ phiếu theo các tiêu chí của mình chọn lựa, muốn đầu tư theo hình thức tăng trưởng hay đầu tư giá trị, phải xác định. Tiếp theo đó là chọn cổ phiếu nhóm ngành nào, đầu tư bao nhiêu cổ phiếu, mức giá mua mong muốn là bao nhiêu…
Bộ lọc ban đầu sẽ tiến hành như: Sử dụng các bộ lọc có sàn của CafeF hoặc Vietstock hoặc cổ phiếu 68:
Giá cổ phiếu 5,000 – 10,000 đồng
- 0 < P/E < 20
- PB < 30
- ROE 2020 > 0
- Biên Lợi nhuận gộp (LNG) 2020 > 0
- Chỉ yếu cầu kinh doanh có lãi, lãi lớn hơn 0 là được
Bộ lọc cổ phiếu khi muốn đầu tư cổ phiếu lâu dài, nên chọn cổ phiếu dưới giá thực, bạn có thể tham khảo các tiêu chí sau đây:
- Cổ phiếu doanh nghiệp kinh doanh 3 năm liên tiếp có lợi nhuận
- Cổ phiếu có giá thấp hơn 9.000đ/cp
- Thanh khoản trung bình 30 phiên gần nhất đạt 20.000 cổ phiếu
Bước 2: Lọc cổ phiếu đợt 2
Lọc đợt 2 là mọi người lọc lại từ danh sách nhiều cổ phiếu đạt tiêu chuẩn đó, tính toán lại tiêu chí lọc của mình, bóp chặt và loại bỏ các cổ phiếu không phù hợp:
Loại bỏ các cổ phiếu đạt tiêu chuẩn sau đây:
- Khối lượng giao dịch trung bình của 30 phiên gần nhất dưới 10 cổ phiếu
- Cổ phiếu bỗng nhiên tăng đột biết trên 10.000đ/cp trong khi không có sự thay đổi nào về giá trị thực của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có báo cáo tài chính mới nhất bị lỗ
- Doanh nghiệp vướng tin đồn xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cổ phiếu và hoạt động kinh doanh
Bước 3: Đọc và phân tích báo cáo tài chính
Sau đó hãy tìm đến đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp để có thể định hình cơ bản tình hinh kinh doanh của các cổ phiếu lựa chọn, xem tình hình lợi nhuận, nợ cũng như dòng tiền như thế nào trong năm nay hay trước đó.
Những năm qua hoạt động trong 5 năm qua như thế nào, có thua lỗ hay tăng trưởng như thế nào. Bạn không cần nắm hết thông tin trong báo cáo tài chính nhưng ít nhất cần nắm rõ các chỉ số tài chính để có thể biết được cơ bản tình kinh doanh hiện tại cũng như triển vọng tương lai ra sao.
Bước 4: Tổng kết các số liệu định giá cổ phiếu
Sau đó mở file Excel của mình để thống kê các số liệu ghi nhận được, nhớ rằng bạn nên thống kê thành nhiều bảng và sử dụng số liệu trung bình đối với các chỉ số trong nhiều năm, cũng như qua các quý như thế nào.
Ghi lại các số liệu theo từng chỉ tiêu, cần có sự tổng kết để có thể nhìn nhận tư du nhanh chóng nhất có thể thông qua các dữ liệu đó. Có thể bạn không vần đặt các công thức tính, lấy dữ liệu tính toán sẵn cũng được.
Bước 5: Tiến hành tính giá trị thực của cổ phiếu
Sử dụng các phương pháp đã được hướng dẫn ở trên để tính giá trị thực của cổ phiếu. Tuy nhiên, đừng định giá đọc lập, cần đặt trong góc nhìn so sáng doành nghiệp cùng ngành để thấy được sự cao hay thấp chỉ chỉ số nào đó có nó có sự bất thường nào không cũng như giải thích được sự tăng trưởng hay thay đổi bất thường nào đó trong kết quả định giá.
Trên đây là những thông tin cơ bản để bạn có thể nắm rõ file excel tính giá trị thực của cổ phiếu nhanh chóng, đơn giản ai cũng có thể thực hiện được. Việc định giá cổ phiếu rất quan trọng trong đầu tư, chỉ cần sai sót là bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội đồng thời ôm các rủi ro lớn cho mình trong quá trình đầu tư dài hạn.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kiến Thức