Nhóm các mã cổ phiếu ngành logistics, vận tải đang hot nên mua 2021 Update 03/2022

0

Danh sách các mã cổ phiếu ngành Logistics tiềm năng dưới đây: TCO, VSC, ASG, TMS, MVN sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn bao quát về thị trường mầu mỡ này. Và liệu logistics Việt Nam có thể khắc phục những thực trạng còn tồn tại và tận dụng tốt những cơ hội để đưa cổ phiếu logistics trở thành bến đỗ an toàn cho các nhà đầu tư hay không. Tất cả sẽ được bàn bạc trong bài chia sẻ của Traderfin.

Danh sách các mã cổ phiếu ngành Logistics niêm yết 

Mã CKTên công ty Sàn niêm yết 
VSCCTCP Container Việt NamHose
ASGCTCP Tập đoàn ASGHNX
TCOCTCP Vận tải Đa phương thức Duyên HảiHose
TMSCTCP TransimexHose
MVNTổng Công ty Hàng hải Việt NamUpcom
GMDCTCP GemadeptHose
DVPCTCP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình VũHose
CLLCTCP Cảng Cát LáiHose
HCTCTCP Thương mại Dịch vụ Vận tải Xi măng Hải PhòngHNX
HMHCTCP Hải MinhHNX
SFICTCP Đại lý Vận tải SAFIHose
VTOCTCP Vận tải Xăng dầu VitacoHose
VNLCTCP Logistics VinalinkHose

Các mã cổ phiếu ngành logistics tốt trên sàn chứng khoán

Mã cổ phiếu TCO của công ty CP Vận tải đa phương thức Duyên Hải

Thông tin niêm yết cơ bản:

  • Mã CK: TCO
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Khối lượng niêm yết: 18,7 triệu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 376,500
  • Vốn điều lệ: 342.09 tỷ đồng

Thông tin về doanh nghiệp:

Tiền thân là công ty TNHH vận tải duyên hải được ra đời theo sự hợp nhất 4 công ty vậ tải vòa năm 2008. Hiện đang kinh doanh dịch vụ Logistics, vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng, đường sắt, ven biển và viễn dương đường biển. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chi tiết

Đánh giá về cổ phiếu:

Giá cổ phiếu: 20.450 đồng/ cổ phiếu

Cổ tức tiền mặt: 500 đồng/ cổ phiếu

Các chỉ số tài chính:

  • EPS của 4 quý gần nhất: 4,264.000
  • BVPS cơ bản: 15,407.00
  • P/E cơ bản: 3,24
  • ROS: 140,39
  • ROEA: 25,98
  • ROAA: 23,27

Mã cổ phiếu TCO hôm nay tại thời điểm viết bài phủ một sắc tím rực rỡ trên sàn Hose. Mức giá ghi nhận hiện tại đã có dư địa tăng trưởng là 6,79%. Cụ thể đã tăng 1300 đồng/ cổ phiếu kể từ phiên mở cửa sáng nay. Bên cạnh đó về thị phần thì công ty chiếm lĩnh thị trường ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chiếm gần 90% thị phần hàng container tỉnh Phú Thọ, 30% tỉnh Vĩnh Phúc.

Với năng lực lớn gồm hơn 40 đầu kéo èm rơ móc chuyên dụng, sản lượng vận tải nội địa  bằng đường bộ, đường sắt và các phương thức vận tải kết hợp đạt 300.000 tấn/ năm.

Mã cổ phiếu VSC của CTCP Container Việt Nam

Thông tin niêm yết cơ bản:

  • Mã CK: VSC
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Khối lượng niêm yết: 55.12 triệutriệu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 96,800
  • Vốn điều lệ: 3,748.4 tỷ đồng

Thông tin về doanh nghiệp:

Tiền thân là công ty Container Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1985. Đến năm 2002 sáp nhập CTCP giao nhận vận chuyển container quốc tế và CTCP container miên Trung và có tên công ty như bây giờ. Hoạt động trong lĩnh vực vận tải và kho bãi đường thủy.

Đánh giá về cổ phiếu:

Giá cổ phiếu: 69.000 đồng/ cổ phiếu

Cổ tức tiền mặt: 3.200 đồng/ cổ phiếu

Các chỉ số tài chính:

  • EPS của 4 quý gần nhất: 5,035
  • BVPS cơ bản: 40,995.00
  • P/E cơ bản: 11.92
  • ROS: 21,78
  • ROEA: 3,82
  • ROAA: 3,41

Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2021 tăng 149 tỷ đồng. Tức ghi nhận mức tăng 32% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần tăng 13,8% so với cùng kỳ lên 912 tỷ đồng. Ngoài ra theo tổng cục Hải quan thì tổng kim ngạch xuất khẩu quý 2 tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái. Cảng vụ Hải Phỏng cũng ghi nhận sản lượng container qua 2 cảng của VSC tăng 22.5% so với năm 2020.

co-phieu-logistic
Top cổ phiếu logistic tăng trưởng mạnh

Mã cổ phiếu ASG của CTCP  ASG

Thông tin niêm yết cơ bản:

  • Mã CK: ASG
  • Sàn niêm yết: HNX
  • Khối lượng niêm yết: 63  triệu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 15,510
  • Vốn điều lệ: 2,133.44 tỷ đồng

Thông tin về doanh nghiệp

Được thành lập năm 2010. Hoạt động kinh doanh dịch vụ khai thác hàng hóa hàng không như dịch vụ xử lý hàng hóa, dịch vụ vận chuyển mặt đất, dịch vụ kho, bãi,…Tháng 9 năm 2020, 63 triệu cổ phiếu mã ASG được chấp nhận niêm yết trên sàn Hose.

Đánh giá về cổ phiếu:

Giá cổ phiếu: 28.200 đồng/ cổ phiếu

Cổ tức tiền mặt: đang cập nhật

Các chỉ số tài chính:

  • EPS của 4 quý gần nhất: 1,225.00
  • BVPS cơ bản: 0
  • P/E cơ bản: 31,51
  • ROS: – 0,43
  • ROEA: 0,41
  • ROAA: 0,27

Hệ sinh thái của ASG bao gồm 12 công ty con và 2 chi nhánh, tập trung tại các sân bay quốc tế, các khu công nghiệp lớn… Tính tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của ASG là hơn 1.531 tỷ đồng, tăng 119 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, vốn chủ sở hữu 1.196 tỷ đồng, nợ vay 335 tỷ đồng

Ngày 8/7, doanh nghiệp ASG chốt danh sách cổ đông phát hành 12,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020. Tỷ lệ phát hành 100:20, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 20 cổ phiếu mới.

Mã cổ phiếu TMS của công ty CP Transimex

Thông tin niêm yết cơ bản:

  • Mã CK: TMS
  • Sàn niêm yết: Hose
  • Khối lượng niêm yết: 81,442,936
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 44,800
  • Vốn điều lệ: 4,318 tỷ đồng

Thông tin về doanh nghiệp:

Chính thức đi vào hoạt động từ 1983 với tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước. Cho đến năm 200 đã chuyển sang hình thức hoạt động là công ty cổ phần. Kinh doanh các lĩnh vực:

  • Đại lý giao nhận và vận chuyển hàng hóa XNK
  • Dịch vụ kho ngoại quan, kho CFS, kho lạnh, kho DCKinh doanh kho bãi, xếp dỡ, lưu giữ hàng hóa XNK trung chuyển, dịch vụ giao nhận hàng hóa, làm thủ tục hải quan
  • Đại lý tàu biển và môi giới hàng hóa…

Đánh giá về cổ phiếu

Giá cổ phiếu: 129.100 đồng/ cổ phiếu

Cổ tức tiền mặt: 7.000 đồng/ cổ phiếu

Các chỉ số tài chính:

  • EPS của 4 quý gần nhất: 16,729
  • BVPS cơ bản: 67,074
  • P/E cơ bản: 7,26
  • ROS: 20,45
  • ROEA: 26,68
  • ROAA: 14,12

Về kết quả kinh doanh thì kết thúc năm 2020, Transimex ghi nhận doanh thu hơn 3.465 tỷ đồng, tăng 47,5% so với năm trước; lợi nhuận trước và sau thuế. Về tài sản sở hữu, Transimex hiện có cảng ICD tại Thủ Đức, Tp.HCM, Trung tâm Logistic tại Đà Nẵng, Thăng Long, Tp.HCM, Trung tâm phân phối tại KCN Sóng Thần 2, Bình Dương

Mã cổ phiếu MVN của tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Thông tin niêm yết cơ bản:

  • Mã CK: MVN
  • Sàn niêm yết: Upcom
  • Khối lượng niêm yết: 1,069.30 triệu
  • Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 26,400
  • Vốn điều lệ: 54,146.52tỷ đồng

Thông tin về doanh nghiệp:

Được chính thức đi vào hoạt động vào năm 1995 và sau đó năm 2010 chuyển thành công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu. Năm 2018 mã MVN được chính thức niêm yết trên sàn Upcom. Hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa ven biển, viễn dương, đường thủy nội địa, đường bộ,…

Đánh giá về cổ phiếu:

Giá cổ phiếu: 45.100 đồng/ cổ phiếu

Cổ tức tiền mặt: đang cập nhật

Các chỉ số tài chính:

  • EPS của 4 quý gần nhất: 265
  • BVPS cơ bản: 8,545
  • P/E cơ bản: 107,85
  • ROS: 21,25
  • ROEA: 3,77
  • ROAA: 1,49

Khối cảng biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đạt lợi nhuận 1.402 tỷ đồng, tăng gần 10% so kế hoạch. Trong năm 2021, doanh nghiệp mã MVN sẽ triển khai thực hiện thực hiện một loạt các dự án cảng biển lớn như dự án Bến số 4, 5 cảng cửa ngõ Lạch Huyện, nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn, các dự án đầu tư của Cảng Tiên Sa giai đoạn 2 và nghiên cứu đầu tư cảng Liên Chiểu.

Có nên đầu tư cổ phiếu ngành logistic không? 

Tiềm năng của cổ phiếu ngành logistic

Nước ta đang tích cực nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để ngành logistic hoạt động hiệu quả cả trong nước và thị trường xuất khẩu. Những đơn hàng lớn xuất đi Mỹ bằng đường thủy là điểm sáng giữa bức tranh Covid ảm đạm. Giữa những dấu hiệu sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp khác với sự những biện pháp giãn cách thì ngành logistic vẫn trong tình trạng thiếu hụt container rỗng nghiêm trọng.

Theo đó kéo giá cước vận chuyển lên cao tạo nên doanh thu tăng trưởng vượt trội cho một số doanh nghiệp ngành logistics. Bên cạnh đó, dưới sự đong băng của việc vận tải bằng ngành hàng không đã mở ra một cơ hội lớn để ngành Logistic đặc biệt là đường biển vượt lên thống trị ngành vận tải các chuỗi cung ứng

Rủi ro đầu tư            

Mặc dù đón đầu nhưng cơ hội lớn nhưng những thách thức mà các công ty trong lĩnh vực logistic đang gặp cũng không ít. Phải kể đến đầu tiên là các hãng tàu container nước ngoài có quyền lực quá lớn. Họ thành lập những liên minh lớn mạnh thao tóm các thị phần

Đặc biệt, gần như toàn bộ hoạt động vận tải container tại Việt Nam đang được nắm giữ bởi các hãng tàu ngoại và việc nhiều hãng tàu là cổ đông chiến lược tại các cảng có quy mô lớn khiến doanh nghiệp nội càng khó khăn để có chỗ đứng vững chắc trong thị trường.

Không những vậy, sự liên kết hợp tác theo chuỗi logistic của các công ty nước ta còn rời rạc nên không tạo sức mạnh để đàm phán với đối tác nước ngoài.

Vừa rồi là bài viết về cổ phiếu ngành Logistics. Có lẽ sẽ không có một câu trả lời nào hoàn toàn chính xác cho tất cả nhưng chắc chắn mỗi người đều phải xem xét mọi mặt của vấn đề trước khi đưa ra quyết định cho chính mình trước khi đầu tư.

Tin liên quan

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.