Làm thế nào để có thể chụp ảnh thật sắc nét
Một hình ảnh có độ sắc nét hoàn hảo là tất cả những gì các nhiếp ảnh gia muốn và phấn đấu có được. Dĩ nhiên, tấm ảnh mờ sẽ kém ấn tượng so với một tấm ảnh sắc nét, bất chấp chủ đề của bức ảnh hấp dẫn như thế nào. Thật ra có những cách để tăng độ nét của hình ảnh. Không phải là quá khó để làm điều đó. Bạn cần làm quen và hiểu những nguyên tắc cũng như kỹ thuật trong nhiếp ảnh.
Nội Dung
1. Tránh máy ảnh bị rung
Chú ý tốc độ màn trập của bạn. Có một nguyên tắc chung, tốc độ bạn chụp không nên nhỏ hơn chiều dài tiêu cự , ví dụ tiêu cự bạn chụp là 200mm thì tốc độ màn trập thích hợp phải là 1/250giây (250>200). Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng máy kỹ thuật số thì có thể thử chụp liên tiếp nhiều ảnh để hy vọng tìm được bức ảnh sắc nét.
Bạn đang xem: Làm thế nào để có thể chụp ảnh thật sắc nét
Bật chức năng chống rung, nếu ống kính của bạn có chức năng này. Nó có thể được ký hiệu là VR, IS, VC hay OS tùy vào từng nhà sản xuất ống kính. Bật chức năng này khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên nó không cần thiết khi bạn chụp với chân máy..
Hãy nhớ rằng, theo quy tắc đối ứng của nhiếp ảnh, tiêu cự càng ngắn thì máy ảnh của bạn sẽ ít bị rung hơn.Ngoài ra, để tăng độ nét bạn nên chụp khẩu độ lớn.
Trong trường hợp chụp tốc độ màn trập chậm, bạn nên dùng thiết bị điều khiển từ xa, dây bấm mềm hoặc dùng chức năng chụp hẹn giờ, để tránh máy rung khi dùng tay bấm
Kiểm tra hướng dẫn máy ảnh của bạn để xem chức năng khóa gương lật. Chức năng cho phép khóa gương lật khi bạn bấm nút chụp. Sự chuyển động của gương lật cũng là một trong những lý do làm máy ảnh rung khi chụp với ống kính Télé hay khi chụp cận ảnh.
2. Cài đặt khẩu độ thích hợp.
Xem thêm : Cài đặt Nikon D610 – Để sử dụng hiệu quả hơn
Hầu hết các ống kính cho độ sắc nét cao nhất khi tăng từ 2 đến 3 khẩu từ khẩu độ nhỏ nhất. Ví dụ khẩu độ nhỏ nhất của ống kính là f2.8 thì độ sắc nét cao nhất thường trong khoảng f/5.6 đến f/8. Tuy nhiên để biết chính xác độ nét cao nhất bạn cần tham khảo thông tin từ nhà sản xuất liên quan đến khẩu độ tối ưu
Vấn đề thường gặp ở người mới sử dụng máy ảnh là luôn tận dụng khẩu độ nhỏ nhất của ống kính để chụp. Chúng ta đã biết khẩu độ càng nhỏ, thì độ sâu trường ảnh sẽ rất mỏng, đặc biệt khi chụp với ống kính tele. Độ sâu mỏng, dẫn đến độ nét giảm và chỉ tập trung rất ít ở một nơi nào đó, còn lại sẽ bị mờ
Đừng chụp ở khẩu độ nhỏ nhất của ống kính, trừ khi bạn muốn tạo những hiệu quả đặc biệt cho hình ảnh của bạn, còn lại thì không nên. Thường thì khi chụp ở góc rộng (tiêu cự ngắn), độ nét của hình ảnh giảm hơn so với khi chụp ở các tiêu cự khác. Hơn nữa, với các ống kính nhanh, đặc biệt ống kính tele, độ giảm nét sẽ càng tăng, độ sâu trường ảnh sẽ càng mỏng. Điều này dẫn đến, nếu có những chuyển động dù rất nhỏ cũng sẽ làm hình ảnh mất nét
Những hình ảnh như bên dưới không đòi hỏi độ sâu trường ảnh dày hay mỏng, do đó khẩu độ thích hợp vào khoảng từ f/8 đến f/11.
Không bao giờ chụp ở khẩu độ nhỏ nhất của ống kính. Vì ở khẩu độ này, độ nét hình ảnh thường suy giảm và độ biến dạng hình ảnh sẽ tăng lên so với các khẩu độ khác.
3. Chú ý chức năng lấy nét hình ảnh trên máy ảnh
Lấy nét sai là nguyên nhân hình ảnh không đạt độ sắc nét hoàn hảo
Xem thêm : Những lỗi về nhiếp ảnh mà người mới hay gặp
Bạn cần bảo đảm chủ đề chính được lấy nét chính xác, nếu ống kính có chức năng tinh chỉnh thì dùng nó để cải thiện độ nét, nếu chức năng lấy nét tự động không thực sự làm tốt.
Đối với máy ảnh KTS, khi máy ảnh lấy nét hoàn tất bạn sẽ nghe âm thanh phát ra, đồng thời đèn xác nhận lấy nét sẽ bật sáng. Bạn phải chờ đến lúc đó mới bắt đầu chụp. Chức năng lấy nét bằng tay chỉ nên sử dụng, khi chức năng lấy nét tự động thất bại.
Ngay cả khi đèn xác nhận lấy nét sáng lên, bạn cũng nên kiểm tra trên màn hình khung ngắm, bảo đảm máy lấy nét chính xác vùng cần lấy nét.
Dùng chức năng khóa nét, nếu bạn không muốn hình ảnh mất nét khi bố cục lại khung hình. Bạn đừng quên điều chỉnh khúc xạ, để bảo đảm bạn nhìn rõ những gì trên màn hình khung ngắm.
4. Độ nhạy ISO trên máy ảnh.
Chức năng giảm nhiễu trên máy ảnh cũng là nguyên nhân làm suy giảm độ nét của hình ảnh. Vì thế nếu không muốn hình ảnh bị nhiễu hãy hạ thấp độ nhạy ISO và tắt chức năng này. Đừng chụp ISO cao dưới ánh sáng ban ngày.
5. Tận dụng chức năng chụp liên tục.
Khi bấm nút chụp ngón tay bạn có thể làm chiếc máy ảnh bị rung. Bạn có thể tránh điều này bằng cách sử dụng chế độ chụp liên tục có sẵn trên máy ảnh. Chế độ này sẽ chụp nhiều ảnh liên tục khi nhấn nút chụp từ đó bạn có thể chọn ra được một hình ảnh tốt nhất.
6. Xử lý hậu kỳ.
Ngoài ra, độ nét hình ảnh có thể tăng lên nhờ các chỉnh sửa ở hậu kỳ, chức năng Unsharp mask có trên các phần mềm xử lý ảnh. Bạn có thể dùng nó trên photoshop để cải thiện độ nét hình ảnh.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh