Lãi suất là gì? Phân loại, Các nhân tố ảnh hưởng, Sự tác động của lãi suất

0

1. Khái niệm

1.1. Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỉ số giữa số lợi tức thu được hàng năm so với tổng số vốn cho vay.

Bàn về vấn đề này có rất nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu, nhưng nhìn chung xét về bản chất lãi suất là công cụ phản ánh giá cả của vốn tín dụng.

Trong từ điển quản lý tài chính ngân hàng của Pháp đã định nghĩa như sau: “Lãi suất là phần thù lao trả cho việc sử dụng một số vốn nhất định, đó là giá thuê của đồng tiền”.

Theo Karl Marx: “Lãi suất là hình thức bí ẩn của giá cả” hoặc “Lãi suất là loại giá cả phi lý của vốn vay”.

Theo Paul A. Samuel Son – Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ: “Lãi suất là cái giá mà con nợ phải trả cho chủ nợ để được sử dụng vốn tín dụng”.

Lãi suất là cơ sở để tính lợi tức, lợi tức được tính theo tích số của: vốn gốc, lãi suất và thời gian.

1.2. Lợi tức và thực chất của lợi tức:

Có nhiều quan điểm bàn về lợi tức và thực chất của lợi tức, để hiểu rõ thực chất của lợi tức, ta nghiên cứu ví dụ sau:

Công ty A vay nợ của ngân hàng thương mại X với số tiền là 1.000 USD, thời hạn vay là 1 năm, lãi suất 4%/năm. Công ty A dùng tiền vay để đầu tư vào sản xuất, tỷ suất lợi nhuận đầu tư là 24% năm, sau 1 năm đầu tư, Công ty A sẽ thu được số tiền là:

1.000 + (1.000 × 24% x 1 năm) = 1.240 USD (Một ngàn hai trăm bốn mươi dollar Mỹ).

Lợi nhuận của công ty A thu được là: 240 USD (Hai trăm bốn mươi dollar Mỹ).

Vì vay nợ của ngân hàng thương mại X nên số tiền 1.240 USD công ty A sẽ sử dụng để trả nợ như sau: 1.000 USD để trả vốn gốc, 40 USD để trả lãi tiền vay:

1.000 + (1.000 × 4% x 1 năm) = 1.040 USD.

Như vậy tổng số tiền công ty A phải trả nợ là: 1.040 USD (Một ngàn bốn mươi dollar Mỹ).

Số thu nhập của Công ty A do sử dụng 1.000 USD vay của Ngân hàng Thương mại X thời hạn 1 năm là: 1 240 USD – 1.040 USD = 200 USD (Hai trăm dollar Mỹ).

Qua ví dụ trên dây chúng ta hiểu rằng công ty lấy 40 USD trả lợi tức tiền vay từ 240 USD lợi nhuận thu được trong sản xuất. Như vậy thực chất của lợi tức là một phần đặc biệt của giá trị thặng dư (lợi nhuận) mà chủ thể đi vay phải “chia” cho chủ thể cho vay do sử dụng tiền vay trong một khoảng thời gian.

2. Phân loại lãi suất

Có nhiều căn cứ để phân loại thi suất, trong chương trình nghiên cứu này chúng ta tập trung nghiên cứu các cách phân loại lãi suất sau đây:

2.1. Căn cứ vào chủ thể tín dụng

Nếu căn cứ vào chủ thể tín dụng, chia lãi suất ra làm ba loại là lãi suất tín dụng thương mại, lãi suất tín dụng ngân hàng, lãi suất tín dụng Nhà nước.

Lãi suất tín dụng thương mại: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng thương mại.

Lãi suất tín dụng thương mại do các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng trực tiếp quy định thông qua các hợp đồng thương mại. Loại lãi suất này không quy định tỷ lệ phần trăm cụ thể mà nó “ẩn hình” trong tổng giá cả hàng hóa đã bán chịu. Lãi suất tín dụng thương mại là lãi suất ngắn hạn.

Lãi suất tín dụng Nhà nước: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng Nhà nước. Loại lãi suất này do Nhà nước quy định chủ yếu căn cứ vào lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường cùng thời kỳ.

Tùy thuộc vào hành vi đi vay của Chính phủ là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn mà lãi suất Nhà nước có cả lãi suất ngắn hạn, lãi suất trung hạn và lãi suất dài hạn.

Lãi suất tín dụng ngân hàng: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Lãi suất tín dụng ngân hàng do hệ thống ngân hàng quy định, bao gồm: lãi suất tiền gửi; lãi suất tiền vay; lãi suất chiết khấu và lãi suất tái chiết khấu.

– Lãi suất tiền gửi: là lãi suất ngân hàng thương mại trả cho khách hàng gửi tiền. Tùy thuộc vào việc huy động tiền gửi của ngân hàng mà lãi suất tiền gửi có các loại: lãi suất tiền gửi thanh toán; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn; lãi suất tiền gửi tiết kiệm; lãi suất tiền gửi vốn chuyên dùng; lãi suất tiền gửi kho bạc Nhà nước;

– Lãi suất cho vay: là lãi suất ngân hàng thương mại thu được từ các chủ thể vay vốn của ngân hàng thương mại.

Lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay có quan hệ với nhau, thông thường lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi. Có mối quan hệ này là vì để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng thương mại kinh doanh có lợi nhuận.

Tùy thuộc vào thời gian cho vay của ngân hàng thương mại mà lãi suất cho vay có các loại: lãi suất cho vay ngắn hạn; lãi suất cho vay trung và dài hạn.

– Lãi suất chiết khấu: là loại đặc biệt của lãi suất cho vay mà các ngân hàng thương mại nhận được thông qua nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá, lãi suất chiết khấu là lãi suất ngắn hạn.

– Lãi suất tái chiết khấu: là loại đặc biệt của lãi suất cho vay mà ngân hàng thương mại phải trả cho ngân hàng trung ương khi ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng vay của ngân hàng trung ương dưới hình thức tái chiết khấu thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất ngắn hạn.

Thông thường lãi suất chiết khấu lớn hơn lãi suất tải chiết khấu. Việc quy định như vậy nhằm mục đích để hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và thực thi chính sách tiền tệ mở rộng.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, lãi suất ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quan hệ cung – cầu về tiền vay, mà quan hệ cung – cầu về tiền vay lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều nhân tố như: Tỷ suất lợi nhuận; lạm phát; hay nói một cách khác, có rất nhiều nhân tố gián tiếp tác động làm cho lãi suất thường xuyên biến động.

Mặt khác, giữa cung – cầu quỹ cho vay và lãi suất có mối quan hệ mật thiết với nhau, lãi suất tác động đến cung – cầu quỹ cho vay và ngược lại cung – cầu quỹ cho vay lại có tác động đến lãi suất. Chẳng hạn, khi lãi suất ngân hàng giảm sẽ tác động làm cho cung quỹ cho vay giảm và cầu quỹ cho vay tăng, khi cầu quỹ cho vay giảm, có nghĩa là nhu cầu vay vốn tại ngân hàng giảm, ngân hàng có thể bị thừa vốn. Để giải quyết lượng vốn thừa này bắt buộc ngân hàng phải giảm lãi suất. Ngược lại khi cung quỹ cho vay giảm thì lãi suất tăng.

Tỷ suất lợi nhuận bình quản cũng tác động đến lãi suất: Thông thường tỷ suất lợi nhuận bình quân tỷ lệ thuận với lãi suất.

Lãi suất thường nằm trong một giới hạn:

0 < lãi suất < Tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Nếu lãi suất tín dụng lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân thì sẽ không có ai muốn di vay để sản xuất vì đầu tư bằng vốn vay sẽ không có lợi, chính điều đó làm cho sản xuất kinh doanh không được chú trọng, kinh tế sẽ bị suy thoái. Mặt khác, khi lãi suất tín dụng lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân người ta sẽ tăng cường gửi tiền vào ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận, ngưng ngay các khoản đầu tư khác, vì thế lợi ích kinh tế của xã hội bị giảm sút.

Khi lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa tăng một cách không bình thường khiến cho sức mua của tiền tệ giảm, làm cho khối lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng giảm dẫn đến quỹ cho vay giảm. Trong khi đó nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế vẫn cứ tăng lên, nghĩa là cầu quĩ cho vay tăng. Do đó khi lạm phát xảy ra sẽ tác động đến cung cầu quĩ cho vay làm cho cung nhỏ hơn cầu quỹ cho vay và lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng lên.

Khi lạm phát xảy ra, nếu lãi suất ngân hàng được điều chỉnh đến mức hấp dẫn sẽ khiến cho dân chúng và các doanh nghiệp tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng: khối lượng tiền tiết kiệm gia tăng. Khối lượng tiền mặt ngoài lưu thông giảm. Đồng thời lãi suất cho vay tăng khiến cho ít người vay tiền tại Ngân hàng hơn, nghĩa là cầu quỹ cho vay giảm, tiền lưu thông có khuynh hướng giảm, góp phần cải thiện được lạm phát.

Như vậy khi lãi suất ngân hàng gia tăng khiến cho lạm phát có xu hướng giảm, một mặt sẽ góp phần hạn chế nhu cầu vay vốn của các chủ thể mặt, khác sẽ hút được phần lớn tiền lưu thông về quỹ nghiệp vụ của ngân hàng.

2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Căn cứ vào thời hạn tín dụng, chia lãi suất ra làm: lãi suất tin dụng ngắn hạn; lãi suất tín trung hạn; lãi suất tín dụng dài han.

– Lãi suất tín dụng ngắn hạn; là lại suất áp dụng trong quan hệ tín dụng với thời hạn ngắn.

– Lãi suất tín dụng trung hạn: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng với thời hạn từ 1 năm đến dưới 7 năm.

– Lãi suất tín dụng dài hạn: là lãi suất áp dụng trong quan hệ tín dụng với thời hạn từ 7 năm trở lên.

2.3. Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất

Căn cứ vào giá trị thực của lãi suất, chia lãi suất ra làm: lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực.

– Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất thỏa thuận giữa người đi vay và người cho vay, áp dụng theo giá trị danh nghĩa của khoản vốn vay để xác định số lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay.

– Lãi suất thực: là lãi suất tính ra giá hiện hành trên cơ sở điều chỉnh lại theo những thay đổi dự tính về mức giá do lạm phát.

Irving Fisher, nhà kinh tế học người Mỹ – một trong các nhà kinh tế tiền tệ lớn của thế kỷ XX đã khái quát hóa định nghĩa về lãi suất thực bằng phương trình, gọi là phương trình Fisher:

i= ir + IIe+ (ir . IIe)

i = ir + IIe

Trong đó:

  • i: lãi suất danh nghĩa.
  • IIe: tỷ lệ lạm phát dự tính.
  • Ir: lãi suất thực.
  • (ir x IIe) rất min, nên lãi suất danh nghĩa sẽ là hiệu số của lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát.

Nếu lãi suất thực bất biến thì sẽ phát sinh một sự tương quan trực tiếp giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát dự tính, mỗi tương quan này được gọi là hiệu ứng Fisher, nghĩa là làm phát dự tính tăng thì lãi suất danh nghĩa tăng.

Như vậy, với lãi suất danh nghĩa cho trước, có thể xác định được lãi suất thực:

ir = i – IIe

Việc phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng vì lãi suất thực phản ánh chi phí thực của khoản vốn vay, do đó có thể là một công cụ chỉ báo tốt về ý muốn đi vay hay cho vay.

– Thông thường, lãi suất thực càng thấp thì người đi vay càng có lợi và người cho vay càng bất lợi. Vì vậy khi lãi suất thực thấp sẽ có nhiều ý muốn đi vay hơn và có ít ý muốn cho vay hơn.

– Ngoài ra nó còn là một công cụ chỉ dẫn tốt hơn về những tác động đối với người dân trên thị trường tín dụng.

2.4. Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất

Căn cứ vào tính chất ổn định của lãi suất, chia lãi suất ra làm: lãi suất cố định và lãi suất biến đổi.

– Lãi suất cố định: là lãi suất được duy trì cố định trong toàn bộ thời gian vay.

– Lãi suất biến đổi: là lãi suất có thể thay đổi theo thị trường trong toàn bộ thời gian vay.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

3.1. Cung – cầu vốn vay

Cung – cầu vốn vay hay còn gọi là cung cầu về tiền tệ là tổng thể tiền tệ được cung cấp từ hệ thống ngân hàng để sử dụng giao dịch, thanh toán trên thị trường.

Các nhà kinh tế đã định nghĩa khối tiền (Money) giao dịch bao gồm: M, là tổng số tiền kim loại và tiền giấy lưu thông bên ngoài ngân hàng cộng với tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc và định nghĩa rộng hơn (Mỹ) bao gồm những tài sản như tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoài tiền kim loại, tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc.

Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ được dành riêng cho ngân hàng trung ương, bởi vì hạn chế mức cung tiền tệ là điều cần thiết để ổn định giá trị tiền tệ.

Các doanh nghiệp cẩn tiền để làm phương tiện giao dịch, trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ… Các nhân tố này hợp thành mức cầu về tiền tệ để giao dịch.

Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ ảnh hưởng tới lãi suất. Khi ngân hàng trung ương muốn kiềm chế lạm phát, sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ như: tăng lãi suất chiết khấu, tăng lãi suất cho vay, bán giấy tờ có giá, bán vàng, v.v…

Lãi suất tăng, mức cầu đầu tư sẽ giảm, mức cấu tiền tệ giảm, các nhà doanh nghiệp và các hộ gia đình sẽ cắt giảm lượng tiền mặt và tài khoản séc của họ.

Ngược lại khi ngân hàng trung ương cần tăng lượng tiền lưu thông bằng cách giảm lãi suất, dự trữ cho vay của các ngân hàng thương mại gia tăng. Kết quả là đầu tư tăng, thu nhập tăng, chỉ tiêu tăng. Lãi suất giảm góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

Ngoài ra những thay đổi dự định trong cầu tiền tệ mà không phải do sự thay đổi trong mức giá cả, tổng sản phẩm hoặc lãi suất gây nên, cũng ảnh hưởng đến lãi suất cân bằng. Ví dụ nếu có nhiều công ty bị phá sản, trái khoán trở thành một tài sản bị rủi ra nhiều hơn, người ta muốn chuyển từ việc giữ trái khoán sang giữ tiền, họ sẽ giữ nhiều tiền hơn với mọi lãi suất và mọi sản phẩm. Kết quả cầu tiền tệ tăng lên, lãi suất tăng lên và ngược lại.

Nghiên cứu nhân tố cung, cầu tiền tệ tác động qua lại đến lãi suất có một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Khi nào thì ngân hàng trung ương cung ứng tiền ra lưu thông, khi nào thì thu hút tiền từ lưu thông về để điều chỉnh lãi suất thị trường một cách hợp lý, trên cơ sở đó ổn định thị trường, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, giảm lạm phát.

3.2. Lạm phát

Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Khi lạm phát tăng, dù ở từng mức lãi suất riêng lẻ hay ở tất cả mọi lãi suất, yếu tố kích thích làm tăng cung quý cho vay gần như triệt tiêu bởi giá trị thực tế của vốn gốc và lợi tức thu được đã bị giảm do tác động của lạm phát. Trong thực tế những người có khả năng cho vay không muốn giữ tiền mặt, họ sẽ tập trung tiền mua hàng hóa, mua vàng, ngoại tệ mạnh để dư trữ hoặc là để đầu cơ. Điều đó dẫn đến cùng quý cho vay giảm, làm cho lãi suất tăng.

Lạm phát tăng, không chỉ làm giảm độ lớn của cung mà còn kéo theo việc tăng thêm quy mô về cầu quỹ cho vay. Bởi vì, với lãi suất danh nghĩa cho trước, khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, trong tình huống này rõ ràng đi vay có lợi và cho vay sẽ bất lợi, bởi vậy sẽ kích thích người ta đi vay hơn là cho vay. Người đi vay sẽ kiếm được khoản thu lợi do giá hàng hóa được mua bằng tiền đi vay sẽ tăng lên, cầu qui cho vay tăng, lãi suất tăng.

M. Friedman cho rằng trong mọi trường hợp tỷ lệ lạm phát của một nước ở mức phi mã hoặc siêu tốc trong khoảng thời gian kéo dài, thì tỉ lệ tăng trưởng của cung ứng tiền tệ là rất cao.

Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất tăng. Điều này có một ý nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó có một chính sách lãi suất hợp lý. Khi lạm phát cao, Nhà nước cần phải nâng lãi suất danh nghĩa, đảm bảo cho lãi suất thực dương, hoặc Nhà nước sẽ bán vàng và ngoại tệ để kiềm chế lạm phát.

Khi bàn về vấn đề này, nhiều nhà kinh tế đã khuyến cáo rằng cuộc chiến chống lạm phát nhất định sẽ thất bại nếu chúng ta muốn hạ thấp lãi suất.

Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam vào những năm 1985 – 1988 khi lạm phát đã ở mức ba con số, nhưng lãi suất danh nghĩa vẫn rất thấp, đã ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế và càng đẩy lạm phát tăng nhanh.

3.3. Sự ổn định của nền kinh tế

– Ảnh hưởng đến cung tiền vay: khi nền kinh tế ổn định và phát triển, của cải tăng lên, công chúng chỉ muốn giữ một số tiền giao dịch đủ cho nhu cầu sử dụng, họ muốn đầu tư vào những tài sản thay thế có lợi tức dự tính cao, như việc dầu tư vào các trải khoản công ty. Bởi vì khi nền kinh tế ổn định, thị trường trái khoán trở nên ổn định hơn, rủi ro trái khoán giảm, trái khoán trở thành một thi sản hấp dẫn hơn, vì vậy cung tiền vay tăng lên, làm cho lãi suất có xu hướng giảm.

– Ảnh hưởng đến cầu tiền vay: khi nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhất là trong giai đoạn phát đạt của một chu kỳ kinh doanh, các công ty càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư nợ nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư được trông đợi là sinh lợi cao, cầu tiền vay tăng lên, làm cho lãi suất có xu hướng tăng lên. Bởi vậy, trong nền kinh tế ổn định và có xu hướng phát triển, Nhà nước nên sử dụng các công cụ lãi suất để tăng vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần phát triển cho sự cân đối của nền kinh tế, đặc biệt từ các nguồn vốn trên thị trường chứng khoán.

3.4. Các chính sách của Nhà nước.

Mục tiêu của một nền kinh tế phát triển là:

– Tạo ra sản lượng cao, tăng nhanh tổng sản phẩm quốc dân.

– Đạt tỷ lệ người có công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp.

– Đảm bảo ổn định giá cả trong điều kiện thị trưởng tự do hoạt động. – Cân bằng xuất nhập khẩu.

Để đạt được mục tiêu trên, Nhà nước phải sử dụng các công cụ bằng các chính sách có thể điều chỉnh tốc độ và phương hướng của hoạt động kinh tế. Quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước. đều tác động đến lãi suất cân bằng trên thị trường.

Chính sách tài chính.

Khi Nhà nước thực hiện một chính sách tài chính bánh trưởng như tác động tăng chi tiêu Chính phủ và giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến sự cân đối của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tô, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất.

Khi chi tiêu của Chính phủ tăng trực tiếp làm tăng tổng cầu Chính phủ giảm thuế, làm cho thu nhập gia tăng, số thu nhập này được tấn sàng để chi tiêu và làm tăng tổng sản phẩm do dân chúng và doanh nghiệp tăng chi tiêu cho tiêu dùng. Mức tăng của tổng sản phẩm làm tăng lượng cầu tiến tô, làm cho lái suất tăng

Ngoài ra thuế có thể tác động đến mức sản lượng tiềm năng chẳng hạn việc đánh thuế vào thu nhập từ đầu tư mới làm cho các ngành tăng đầu tư vào máy móc, nhà xưởng, tổng sản phẩm tiềm năng được tăng lên, tăng lượng cầu tiền tệ, làm cho lãi suất tăng lên.

Chính sách tiền tệ.

Với chức năng ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng trung ương thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Với các công cụ, như: công cụ lãi suất, công cụ dự trữ bắt buộc, công cụ nghiệp vụ thị trường mở, công cụ tỷ giá hối đoái, v.v… ngân hàng trung ương có thể điều tiết hoạt động nền kinh tế vĩ mô như sau:

Ngân hàng có thể quy định lãi suất cho thị trường, chủ động điều chỉnh lãi suất để điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế hoặc mở rộng hoạt động tín dụng nhằm đạt được mục tiêu giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ.

– Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tái chiết khấu: Ngân hàng trung ương tái chiết khấu các giấy tờ có giá trị do ngân hàng thương mại xuất trình với điều kiện ngân hàng thương mại phải trả một lãi suất nhất định do ngân hàng trung ương đơn phương quy định.

Nếu lãi suất tái chiết khấu thay đổi đều có xu hướng khuyến khích hoặc cản trở nhu cầu xin vay các ngân hàng thương mại. Vì vậy thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích mở rộng hay làm giảm khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cấp cho nền kinh tế. Do thay đổi lãi suất tái chiết khấu ngân hàng trung ương có thể tác động gián tiếp vào lãi suất thị trường.

Một lãi suất chiết khấu cao hay thấp, sẽ làm thay đổi lượng vay của các ngân hàng thương mại, tức lượng tiền cung ứng của các ngăn hàng thương mại cho nền kinh tế và chủ động điều chỉnh lãi suất đề điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế hoặc mở rộng hoạt động tín dụng nhằm đạt được mục tiêu giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ,

– Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tái chiết khẩu: Ngân hàng trung ương tái chiết khấu các giấy tờ có giá trị do ngân hàng thương mại xuất trình với điều kiện ngân hàng thương mại phải trả một lãi suất nhất định do ngân hàng trung ương đơn phương quy định.

Nếu lãi suất tái chiết khấu thay đổi đều có xu hướng khuyến khích hoặc cản trở nhu cầu xin vay các ngân hàng thương mại. Vì vậy thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể khuyến khích mở rộng hay làm giảm khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cấp cho nền kinh tế. Do thay đổi lãi suất tái chiết khấu ngân hàng trung ương có thể tác động gián tiếp vào lãi suất thị trường.

Một lãi suất chiết khấu cao hay thấp, sẽ làm thay đổi lượng vay của các ngân hàng thương mại, tức lượng tiền cung ứng của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế cuối cùng sẽ làm thay đổi mức lãi suất thị trường. – Ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ thị trường mở: có nghĩa là ngân hàng trung ương thực hiện việc mua bán ngắn hạn các giấy tờ có giá trị trên thị trường tiền tệ với các ngân hàng thương mại để tác động vào các ngân hàng thương mại trong việc cung ứng tín dụng cho nền kinh tế.

Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương mua các giấy tờ có giá ngắn hạn, nhằm “bơm” thêm tiền vào lưu thông, lượng tiền lưu thông trên thị trường tăng lên tạo ra các động lực gây giảm lãi suất, vì vậy kích thích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất do tăng khả năng vay vốn. Ngược lại khi nền kinh tế đã phát triển đủ mạnh. ngân hàng bán các giấy tờ có giá trị ra và thu tiền vào. Do lượng tiền trong lưu thông giảm, lãi suất lại tăng lên, nên nhiều doanh nghiệp hạn chế vay để đầu tư, kinh tế phát triển chậm lại.

– Ngân hàng tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

Khi ngân hàng trung ương quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là ngân hàng trung ương quyết định giảm bớt vốn khả dụng của ngân hàng thương mại kéo theo những khó khăn ngắn quỹ, hạn chế tín dụng của ngân hàng thương mại và ngược lại. Do đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến lãi suất trên thị trường.

Nhưng trong thực tế thì ít khi ngân hàng trung ương các nước tăng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc một cách thường xuyên mà thường cố định tỷ lệ này.

Chính sách thu nhập.

Đó là chính sách về giá cả và tiền lương. Nếu mức giá cả giảm mà cung tiền tệ không thay đổi, giá trị của đơn vị tiền tệ theo giá trị thực tế tăng, bởi vì nó có thể dùng để mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Do vậy cũng giống như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, làm lãi suất giảm. Ngược lại một mức giá cả cao hơn làm giảm cung tiền tệ theo giá trị thực tế, làm tăng lãi suất. Như vậy một sự thay đổi về chính sách giá cả cũng làm thay đổi lãi suất.

Yếu tố cấu thành quan trọng nhất của chi phí sản xuất là chi phí tiền lương, khi tiền lương tăng làm chi phí sản xuất tăng, làm giảm lợi nhuận theo đơn vị sản phẩm tại mỗi mức giá cả, giảm nhu cầu đầu tư, cầu tiền tệ giảm, lãi suất giảm.

Chinh sách tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến các quá trình sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa của một nước. Vì vậy Nhà nước sẽ tác động vào thị trường hối đoái để thay đổi tỷ giá hối đoái nhằm kích thích hoặc hạn chế xuất – nhập khẩu trong từng thời kỳ. Khi thị trường hối đoái biến động mạnh làm cho tỷ giá hối đoái thay đổi ngân hàng trung ương sẽ can thiệp để bình ổn tỷ giá hối đoái bằng cách mua vào hoặc bán ra một lượng ngoại tệ hợp lý. Việc bản, mua ngoại tệ của ngân hàng trung ương sẽ làm giảm hoặc tăng một lượng tiền cung ứng và sẽ tác động đến lãi suất.

Cân đối ngân sách Nhà nước.

Nguồn thu của ngân sách Nhà nước bắt nguồn chủ yếu từ nền kinh tế quốc dân và trở lại phục vụ các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Những khoản mục thu chỉ ngân sách là những yếu tố hình thành nên cung cầu quỹ cho vay. Vì vậy, thu chi ngân sách là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất. Mối quan hệ tác động theo hai hướng sau:

Thông thường khi thâm hụt (bội chi) ngân sách tăng sẽ dẫn đến lãi suất tăng. Để bù vào số thâm hụt ngân sách, Nhà nước sẽ phát hành trái phiếu làm cho cầu quỹ cho vay tăng, lãi suất tăng.

Mặt khác, những người tham gia thị trưởng tài chính có thể tin rằng, do thâm hụt ngân sách lớn hơn sẽ có nhiều khả năng dẫn đến lạm phát cao và trực tiếp gây sức ép lớn hơn về cấu quỹ cho vay, để lãi suất tăng lên. Ngược lại khi ngân sách Nhà nước bội thu sẽ làm cho lãi suất giảm.

4. Tác động của lãi suất đến các yếu tố của nền kinh tế

Lãi suất chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố. Đồng thời, ngược lại, lãi suất cũng có tác động đối với hoạt động của nền kinh tế, khi lãi suất thay đổi sẽ trực tiếp tác động đến các yếu tố khác của nền kinh tế.

Lãi suất tác động đến đầu tư.

Khi lãi suất tăng, sử dụng vốn vay bất lợi, bởi vậy nhu cầu đầu tư bị thu hẹp, chi tiêu cho đầu tư sẽ giảm và ngược lại, khi lãi suất giảm, sử dụng vốn vay có lợi, bởi vậy sẽ kích thích nhu cầu đầu tư chỉ tiêu đầu tư sẽ tăng lên.

Lãi suất tác động đến chi tiêu tiêu dùng.

Khi lãi suất tăng, chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng, do đó nảy sinh khuynh hướng tiết kiệm chi tiêu để chuyển tiền vào lĩnh vực cho vay, làm cho khuynh hướng cận biên tiêu dùng giảm, dẫn tới chi tiêu tiêu dùng giảm, ngược lại, khi lãi suất giảm sẽ tác động làm cho khuynh hướng cận biên tiêu dùng tăng, dẫn tới chi tiêu tiêu dùng tăng.

Lãi suất tác động đến xuất khẩu rộng.

Khi lãi suất trong nước tăng, sử dụng vốn vay bất lợi, bởi vậy làm giảm nhu cầu đầu tư cho xuất khẩu, mặt khác khi lãi suất tăng sẽ tác động xấu đến tỷ giá hối đoái, gây bất lợi cho nhà xuất khẩu, do đó làm giảm xuất khẩu rồng.

Ngược lại, khi lãi suất trong nước giảm, sử dụng vốn vay có lợi, bởi vậy khuyến khích nhu cầu đầu tư cho xuất khẩu, mặt khác khi lãi suất giảm sẽ tác động tốt đến tỷ giá hối đoái, có lợi cho nhà xuất khẩu, do đó làm tăng xuất khẩu rộng.

Lãi suất tác động đến lạm phát.

Sự tăng giảm lãi suất tác động đến cung cầu quỹ cho vay từ đó tác động đến cung cầu tiền tệ.

Ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ tăng lãi suất tái chiết khấu để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt khi nền kính tế bị lạm phát nhằm ổn định tiền tệ, gia tăng sức mua đối nội của tiền tệ và bình ổn tỷ giá hối đoái. Ngược lại khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kích cầu và chống giảm phát tiền tệ, chống suy thoái kinh tế bằng cách giảm lãi suất tái chiết khấu.

5. Các phép đo lãi suất

Lãi suất đơn: là lãi suất áp dụng trong trường hợp, hết mỗi kỳ hạn của lãi suất, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay tiền lãi của khoản vay đó.

Phương pháp xác định lãi trên cơ sở không gộp lãi vào vốn gọi là phương pháp lãi suất đơn.

Lãi suất kép: là lãi suất áp dụng trong trường hợp, hết mỗi kỳ hạn của lãi suất, lãi suất đơn trong kỳ được gộp vào vốn để tính lãi cho kỳ tiếp theo.

I= (1 + i)n – 1

Trong đó:

  • I: Lãi suất kép.
  • i: Lãi suất đơn.
  • n: Số kỳ hạn của lãi suất.

Lãi suất đến hạn: là lãi suất quy định theo từng kỳ hạn, nhưng việc hoàn trả lại được thực hiện một lần khi đáo hạn.

  • id: Lãi suất đến hạn.
  • i: Lãi suất đơn.
  • n: Số kỳ hạn của lãi suất.

Lãi suất hiện giá; là lãi suất tính ra giá hiện hành theo phương pháp hiện hành hóa, thể hiện chính xác giá thực tế của khoản vốn vay và hiệu suất thực tế của khoản cho vay trong một thời kỳ nhất định.

Phần lớn các chủ thể kinh tế đều tính toán rằng: 1 đơn vị tiền tệ hứa sẽ có trong một năm nữa sẽ kém giá trị hơn 1 đơn vị tiền tệ có ngay hiện thời, bởi vì họ có thể kiếm được tiền từ 1 đơn vị tiến tệ hiện thời.

Nhưng nếu họ có thể đổi 1 đơn vị tiền tệ hiện thời để lấy hơn 1 đơn vị tiền tệ (ví dụ 1,8 đơn vị tiền tệ) trong một năm tới thì có nghĩa là đã xác nhập đồng giá giữa thu nhập 1 đơn vị tiền tệ bây giờ với thu nhập 1 đơn vị tiền tệ trong một năm nữa.

Liên quan đến việc xác định lãi suất hiện giá là phương pháp hiện hành hóa. Phương pháp hiện hành hóa là phương pháp toán học cho phép xác định giá trị hiện tại của dòng thu nhập tương lai.

Giá trị hiện tại là giá trị ngày hôm nay của dòng thu nhập trong tương lai. Người ta gọi 1 đơn vị tiền tệ bây giờ là giá trị hiện tại của dòng thu nhập tương lai (1,8 đơn vị tiền tệ trong 1 năm nữa).

Lãi suất thể hiện trong quan hệ đồng giá ấy gọi là lãi suất hiện giá hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn – theo cách gọi của Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, hoặc gọi là lãi suất hiệu dụng – theo cách gọi của ngân hàng Pháp quốc.

(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.