Mối quan hệ giữa sáng tạo và trí thông minh
Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa sáng tạo và trí thông minh. Phần nội dung được trích trong tài liệu “Giáo trình tâm lý học sáng tạo” của GS.TS Phạm Thành Nghị dưới đây sẽ cho chúng ta có cái nhìn khái quát về cách tiếp cận của các học giả đối với mối quan hệ này.
Nội Dung
1. Quan điểm coi sáng tạo là một bộ phận của trí thông minh
Tiêu biểu cho quan điểm này là Guilford, Raymond Cattel, Gardner. Guilford đưa ra cấu trúc của trí thông minh hình khối với ba chiều cạnh: (1) chiều cạnh thao tác gồm nhận thức, trí nhớ, tạo dựng phân ký, tạo dựng hội tụ, đánh giá. (2) chiều cạnh nội dung gồm hình dáng, biểu tượng, ý nghĩa, hành vi. (3) Chiều cạnh sản phẩm gồm đơn vi, các lớp, các mối quan hệ, hệ thống, sự chuyển hóa, ý nghĩa. Phối hợp 5 thao tác, 4 nội dung và 6 sản phẩm, một cá nhân có thể có 120 yếu tố phác họa những nét đặc trưng của trí tuệ. Yếu tố phù hợp nhất cho sáng tạo là tạo dựng phân kỳ có liên quan đến sự tìm kiếm thông tin rộng rãi và đưa ra nhiều câu trả lời cho vấn đề. Đối lập với tạo dựng phân kỳ là tạo dựng hội tụ với một câu trả lời duy nhất đúng. Tạo dựng phân kỳ chỉ là một trong năm thao tác của trí tuệ, sáng tạo lúc này có thể được xem là một phần của trí thông minh.
Bạn đang xem: Mối quan hệ giữa sáng tạo và trí thông minh
Raymond Cattel được biết đến với lý thuyết trí thông minh mềm và trí thông minh cứng. Cattel tin rằng kết quả sáng tạo trong thực tế trước hết được xác định bởi trí thông minh chung, đặc biệt trí thông minh mềm (khả năng lập luận) so với trí thông minh cứng (kiến thức hay tư liệu tiếp thu được) và sau đó còn bởi những yếu tố khác biệt cá nhân khác.
Gardner, như trên đã đề cập, nổi tiếng với lý thuyết trí thông minh đa dạng. Theo quan điểm này, con người có thể thông minh theo nhiều cách. Một nhà thơ thông minh theo cách khác với kiến trúc sư, kiến trúc sư thông minh khác với vũ công… Hơn thế nữa, những trí thông minh này có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao hàm nhưng không giới hạn cách thức sáng tạo. Vì vậy, chức năng sáng tạo là một chiều cạnh của trí thông minh.
2. Quan điểm coi trí thông minh là một bộ phận của sáng tạo
Tiêu biểu cho quan điểm này là Sternberg & Lubart, Smith. Sternberg và Lubart nổi tiếng với lý thuyết đầu tư. Hai tác giả cho rằng có 6 yếu tố bao hàm trong sáng tạo: trí tuệ, kiến thức, kiểu tư duy, nhân cách, động cơ và môi trường. Trí tuệ chỉ là một trong sáu sức mạnh, trong sự hợp lực tạo ra tư duy và hành vi sáng tạo. Theo lý thuyết này, ba chiều cạnh của trí thông minh là chìa khóa cho sáng tạo: năng lực tổng hợp, năng lực phân tích và năng lực thực tiễn. Ba chiều cạnh của sáng tạo xuất phát từ ý tưởng của Sternberg về lý thuyết trí thông minh ba nhân tố.
Một cách nhìn khác cũng rất thú vị, xem trí thông minh như một phần của sáng tạo, đó là quan điểm của Smith dựa trên sự phân loại mục tiêu giáo dục của Bloom. Quan điểm cơ bản của phân loại là quá trình nhận thức có thể được sắp xếp theo chiều tích lũy và thứ bậc, bắt đầu từ lớp cơ bản về kiến thức, tiến tới các mức hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Năng lực trí tuệ được nằm ở bốn mức đầu tiên và năng lực sáng tạo cần thiết cho hai mức sau cùng: tổng hợp và đánh giá. Bởi vì các loại phạm trù được đặt theo chiều tích lũy và thứ bậc, tổng hợp và đánh giá đòi hỏi những kỹ năng của các mức cao (trí thông minh) cùng với hành vi mới – hành vi sáng tạo. Theo quan điểm của Smith, trí tuệ được xem là một bộ phận của sáng tạo.
3. Quan điểm coi trí tuệ và sáng tạo có những chỗ trùng lặp
Quan điểm cho rằng sáng tạo và trí thông minh có chỗ trùng lặp ngụ ý rằng ở chiều cạnh nào đó thì sáng tạo và trí thông minh là trùng nhau, nhưng theo những chiều cạnh khác thì chúng lại khác nhau.
Xem thêm : Những lời chúc giáng sinh cho khách hàng, đối tác hay
Theo Shouksmith (1973), việc đánh giá tính đúng đắn của câu trả lời là đo suy luận logic hay trí tuệ, trong khi đó việc đánh giá mức “tốt” hay mức độ phù hợp của câu trả lời được đưa ra là đo tính sáng tạo. Sự chồng lấn chính là ở chỗ câu trả lời có cả sự đúng đắn và mức độ phù hợp cao.
Cox (1926) nghiên cứu các nhân vật lịch sử tài năng theo một số ngành nghề khác nhau tại Viện Đánh giá và Nghiên cứu nhân cách, Đại học California, Berkerly, ước lượng IQ của 301 nhân tài kiệt xuất trong thời kì 1450-1850. Kết quả nghiên cứu cho thấy trí thông minh được phản ánh bởi chỉ số IQ và năng lực sáng tạo về cơ bản được thống nhất như sau: “(1) những người sáng tạo có chỉ số IQ trên trung bình, phổ biến là trên 120. Không thấy người sáng tạo cao có IQ thấp; (2) với IQ trên 120 thì dường như chỉ số này không còn quan trọng đối với sáng tạo, không thấy mối tương quan cao giữa IQ và sáng tạo ở mức IQ trên 120, thậm chí IQ quá cao có thể cản trở sáng tạo. (3) mối quan hệ giữa IQ và sáng tạo thay đổi thường từ yếu đến trung bình. Mối quan hệ này phụ thuộc một phần vào cách đo và xem xét quan hệ trong lĩnh vực sáng tạo nào”. Tuy nhiên, phương pháp dùng để đánh giá IQ ở những người xuất chúng mà Cox đã sử dụng thật sự là sự đánh giá chủ quan.
4. Quan điểm coi sáng tạo và trí thông minh như hai cấu thành trùng khớp
Haensly và Reynolds (1989) cho rằng sáng tạo và trí thông minh cần được xem như một hiện tượng mà thôi, chúng là hai cấu thành trùng nhau. Họ cho rằng sáng tạo là biểu hiện của trí thông minh. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế sinh ra sáng tạo không khác với cơ chế giải quyết vấn đề. Theo các nhà nghiên cứu này, công việc được xem là sáng tạo khi quá trình giải quyết vấn đề cho ra kết quả đặc biệt.
5. Quan điểm coi sáng tạo và trí thông minh hoàn toàn khác nhau
Một số nhà nghiên cứu như Getzels & Jackson (1962), Wallach & Kogan (1965), Torrance (1975) cho rằng sáng tạo khác với trí thông minh. Mặc dù không có nhà nghiên cứu nào chỉ ra sự không liên quan tuyệt đối giữa sáng tạo và trí thông minh, họ nhấn mạnh sự khác nhau trong định hướng giữa sáng tạo và trí thông minh. Mục tiêu của các nhà nghiên cứu này là dùng trắc nghiệm IQ để xác định trẻ em năng khiếu.
Tóm lại, có thể nói rằng sáng tạo dường như có liên quan với các khía cạnh tổng hợp, phân tích và thực tiễn của trí thông minh: tổng hợp để đi đến ý tưởng, phân tích để đánh giá chất lượng ý tưởng, thực tiễn để hình thành cách trao đổi hiệu quả ý tưởng với những ý tưởng đó và thuyết phục mọi người về giá trị của chúng. Nhưng ngoài những điều cơ bản này, khó mà tìm thấy sự nhất trí của những người đang làm việc trong lĩnh vực này.
BÀI ĐỌC THÊM SÁNG TẠO VÀ TRÍ THÔNG MINH Xem thêm : Giao dịch ký quỹ (margin trading) là gì? Ý tưởng của các thiên tài được hình thành như thế nào? Cách thức tư duy đã cho ra đời bức tranh tuyệt tác Nàng Mona Lisa hay đã giúp khai sáng Thuyết tương đối có điểm gì bình thường? Đặc trưng trong chiến lược tư duy của những thiên tài như Einstein, Edison, Leonardo da Vinci, Darwin, Picasso, Michelangelo, Galileo, Freud và Mozard là gì?… Từ nhiều năm nay, các học giả và các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định mối liên hệ giữa sự thông minh và thiên tài. Nhưng thông minh là không đủ. Marilyn vos Savant, người có chỉ số IQ 228 – cao nhất thế giới từ trước đến nay không có nhiều đóng góp cho khoa học hay nghệ thuật. Thay vào đó, bà chỉ là người phụ trách chuyên mục Hỏi – Đáp trên tạp chí Parade. Những nhà vật lý học bình thường còn có chỉ số IQ cao hơn rất nhiều người đã từng được nhận giải Nobel, đồng thời là người được đánh giá là thiên tài vĩ đại của nước Mỹ, Richard Feynman (chỉ số IQ của ông chỉ khoảng 122). Thiên tài không có nghĩa là đạt 1.600 điểm trong kì thi SAT (kì thi được tiêu chuẩn hóa để được nhận vào Đại học ở Mỹ), thành thạo 10 ngôn ngữ khi mới 7 tuổi, hoàn thành trò chơi ơ chữ của tờ New York Times trong thời gian kỷ lục hay có chỉ số IQ xuất chúng. Sau cuộc tranh luận lớn nổ ra vào những năm 60 của thế kỷ trước do người đầu tiên là nhà tâm lý học J.P.Guilford khởi xướng kêu gọi giới khoa học tập trung vào vấn đề sáng tạo, các nhà khoa học đã đạt tới kết luận: sáng tạo không đồng nghĩa với thông minh. Phần lớn những người ở mức thông minh trung bình, khi được giao cho một dữ liệu hoặc một vấn đề, có thể đưa ra một giải pháp thông thường cho vấn đề đó mà ta có thể dự đoán trước. Ví dụ như khi được hỏi “Một nửa của 13 bằng mấy?”, hầu hết chúng ta sẽ ngay lập tức trả lời và 6 và ½. Dường như bạn tìm ra câu trả lời chỉ trong vài giây và tiếp tục tập trung trở lại bài đọc này ngay sau đó. Thông thường, chúng ta tái lập suy nghĩ cũ dựa trên cơ sở những vấn đề tương tự đã gặp trong quá khứ. Khi đối diện với vấn đề, chúng ta gắn suy nghĩ của mình vào những gì đã được hình thành trước đó. Chúng ta tự hỏi: “Điều gì mà mình đã học trong cuộc sống, trường lớp hay công việc sẽ giải quyết được việc này?” Tiếp theo chúng ta phân tích, lựa chọn cách tiếp cận có triển vọng nhất dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ, loại bỏ tất cả những khả năng khác, hành động theo hướng đã được xác định rõ ràng đó để giải quyết vấn đề. Chính do sự hiển nhiên hợp lý của từng bước dựa trên kinh nghiệm từ trước, chúng ta tự tin chắc chắn kết luận của mình là chính xác. Ngược lại, thiên tài không tái lập suy nghĩ mà thiết lập những suy nghĩ mới. Khi đối diện với những vấn đề, họ tự hỏi mình có thể nhìn nhận vấn đề theo bao nhiêu cách khác nhau, cân nhắc vấn đề đó như thế nào và có thể giải quyết nó theo bao nhiêu hướng, thay vì hỏi mình đã được dạy để giải quyết vấn đề đó ra sao. Họ có xu hướng đưa ra rất nhiều giải đáp khác nhau, một số trong đó không bình thường và có thể quái đản. Với những suy nghĩ đa dạng, một người có thể nghĩ ra rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, tối thiểu là các cách thông thường. Mong muốn được khám phá tất cả các phương pháp rất quan trọng, ngay cả khi người đó đã tìm ra được phương pháp có triển vọng. Một lần Einstein được hỏi đâu là điểm khác nhau giữa ông và một người bình thường. Ông nói rằng: nếu yêu cầu một người bình thường đi tìm một chiếc kim trong đống cỏ khô, anh ta (hoặc cô ta) sẽ dừng ngay công việc sau khi tìm thấy chiếc kim. Trong khi đó, ông sẽ đảo tung toàn bộ đống cỏ lên để tìm tất cả những chiếc kim có thể có. (Trích trong cuốn sách “Đột phá sức sáng tạo” của Michael Michalko) |
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức