Polyester là gì? Ứng dụng của polyester trong đời sống
Polyester là một loại vật liệu xuất hiện phổ biến trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể bắt gặp nó trong các sản phẩm quần áo, đồ nội thất, đồ chăn ga gối đệm. Vậy polyester là gì và vì sao loại chất liệu này lại được sử dụng nhiều? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi này.
- Airpay là gì? Hướng dẫn đăng kí và sử dụng ví điện tử airpay
- Crush Là Gì – Vì Sao Giới Trẻ Hiện Nay Hay Sử Dụng Từ Crush
- Driver là gì? Chức năng, cách kiểm tra và cập nhật Driver nhanh nhất
- F&B là gì? Tìm hiểu mô hình tổ chức nhân sự bộ phận F&B trong khách sạn
- XRP là gì? Ripple là gì? Toàn tập về kiến thức chuyên sâu
Nội Dung
I. POLYESTER LÀ GÌ?
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về polyester là gì, Dongsuh Furniture sẽ chia sẻ các thông tin về khái niệm, lịch sử ra đời, cấu tạo tính chất, quy trình sản xuất,… của loại vật liệu này.
Bạn đang xem: Polyester là gì? Ứng dụng của polyester trong đời sống
1. Khái niệm polyester là gì?
Polyester hay poly có tên đầy đủ là polyetylen terephthalate (PET). Polyester là tên gọi chung của các loại vải được làm từ sợi tổng hợp polyester. Các sợi polyester được làm với thành phần chính là ethylene. Nếu các loại vải truyền thống như vải lanh làm từ cây lanh, vải lụa tơ tằm làm từ con tằm, vải cotton và vải xô làm từ sợi bông, thì nguồn gốc thành phần chính của vải sợi polyester là từ dầu mỏ, than đá, không khí và nước. Có 4 loại sợi polyester cơ bản đó là: filament, xơ, sợi thô và fiberfill.
Sản phẩm vải được làm từ 100% sợi polyester
Hiện nay, trong thị trường vải sợi tổng hợp, polyester là vật liệu nhựa được sản xuất đứng thứ 3 với thị phần là 18%. Hai loại vải tổng hợp dẫn đầu là polyetylen (chiếm 33%) và polypropylen (chiếm 20%).
Vải tổng hợp polyester được sử dụng nhiều trong thời trang may mặc (quần áo, đồ nội y), đồ nội thất (chăn ga gối đệm, rèm, ghế sofa), lều trại, áo mưa,…
Với khả năng chống nước tốt và độ bền cao, vải sợi polyester là vật liệu chính được sử dụng để làm lều cắm trại.
2. Nguồn gốc ra đời của polyester
Polyester là vật liệu tổng hợp nhân tạo ra đời từ trong phòng thí nghiệm từ những năm đầu thế kỷ 20. Những nhà khoa học người Anh và Mỹ đã phát hiện ra và phát triển loại vật liệu này. Dưới đây là một số mốc lịch sử hình thành của polyester.
Năm 1926, nhà khoa học người Mỹ có tên là Wallace Carothers đã lần đầu phát hiện ra, rượu và carboxyl acids trộn lẫn với nhau tạo ra được sợi tổng hợp. Tuy nhiên, thời điểm đó, ông đã phải ngưng việc nghiên cứu về polyester để tập trung vào nylon.
Hình ảnh mô tả cấu tạo của vải sợi polyester
Năm 1939, một nhóm 3 nhà khoa học người Anh gồm J.R. Whinfield, J.T. Dickson, W.K. Birtwhistle và C.G. Ritchie đã tiếp tục nghiên cứu phát hiện của Carothers.
Năm 1941, họ đã được cấp bằng sáng chế ra polyetylen terephthalate (PET hay PETE). Đây là cơ sở để hình thành các loại vải Terylene, Dacron, Mylar sau này. Cũng trong năm này, họ đã lần đầu tiên tạo ra được sợi polyester đầu tiên có tên là Terylene.
Năm 1946, tập đoàn DuPont của Mỹ đã mua bản quyền sáng chế của các nhà khoa học người Anh. Họ đã đưa ra một loại sợi polyester khác có tên là Dacron.
Năm 1951, polyester được giới thiệu ra công chúng như một loại vải kỳ diệu có khả năng chống nước, không bị hao mòn. Đặc biệt là khả năng chống nhăn cao, có thể mặc trong 68 ngày mà vẫn thẳng, không cần là ủi.
Polyester nổi tiếng là một loại vải không nhăn, sử dụng trong thời gian dài mà không cần là ủi thường xuyên như các loại vải truyền thống.
Năm 1958, nhà sản xuất Eastman Chemical Products, Inc đã sản xuất ra một loại sợi polyester khác có tên Kodel.
Với những ưu điểm độ bền cao và giá thành rẻ, vải sợi polyester đã rất thịnh hành trong thời điểm đó. Có nhiều nhà máy sản xuất vải polyester xuất hiện. Sự thịnh vượng của loại vải bền rẻ này chỉ kéo dài đến năm 1970.
Giai đoạn trước năm 1970, các bộ suit làm bằng vải polyester rất được ưa chuộng.
Năm 1970, các sản phẩm làm từ vải polyester được cho là chất liệu rẻ tiền và không thoải mái khi mặc. Loại vải này không có khả năng tự phân hủy như vải truyền thống. Lúc này vải polyester không được sử dụng nhiều trong ngành thời trang, may mặc nữa. Tuy nhiên, người ta đã ứng dụng nó trong nhiều lĩnh vực khác như làm chăn, đệm, ô dù, lều cắm trại, áo mưa, balo,…
Chăn ga gối đệm là một ứng dụng khác ngoài thời trang của vải sợi polyester.
Với những khả năng chống thấm nước, chống nhăn, giá thành rẻ,…nên ngày này người ta vẫn sử dụng vải polyester trong đời sống. Hai dạng chính phổ biến của polyester đó là polythylene terephthalate (PET) và poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT). Polythylene terephthalate được dùng nhiều hơn cả. Bởi vì ngoài khả năng tồn tại độc lập, loại này còn có khả năng kết hợp với nhiều loại vải khác để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu người sử dụng. Ví dụ như kết hợp với vải cotton để tạo ra sản phẩm quần áo có khả năng chống nhăn tốt, kháng khuẩn, thấm hút mồ hôi tốt, tạo độ thông thoáng dễ chịu khi mặc.
Ngày nay người ta thường kết hợp polyester với các loại vải khác để tạo nên các sản phẩm có nhiều ưu điểm tốt, quần áo thể thao là một ví dụ tiêu biểu.
3. Đặc điểm cấu tạo và tính chất sợi polyester
Phần đặc điểm cấu tạo và tính chất này sẽ giúp bạn hiểu thêm vì sao vải polyseter lại có khả năng chống ẩm, chống nhăn tốt hơn các loại vải truyền thống khác.
Đặc điểm cấu tạo của sợi polyester
Xem thêm : Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì? Đi làm thẻ CCCD gắn chip cần mang gì?
Polyester được tạo ra nhờ phản ứng hóa học của rượu và acid. Khi đó, các phần tử kết hợp ngẫu nhiên với nhau để tạo thành một phân tử có cấu trúc tương đồng. Phân tử được tạo thành này có đặc điểm là kích thước lớn, cấu trúc mạnh và ổn định.
Tính chất vật lý
- Polyester có khối lượng riêng là 1.38gcm3.
- Không hút ẩm do cấu tạo từ các sợi nhựa dẻo.
- Ít nhăn, có độ hồi phục lại trạng thái ban đầu tốt.
- Có độ bền cao.
- Có phát sinh tĩnh điện khi ma sát.
Tính chất hóa học
- Sợi polyester bị giảm độ bền khi ở lâu dưới ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ thường, sợi xơ tương đối bền. Nhưng khi ở dưới nhiều độ 235 độ C, cấu trúc các sợi xơ sẽ bị mất định hướng. Ở nhiệt độ 285 độ C, cấu trúc xơ sẽ bị phá hủy hoàn toàn.
- Sợi xơ polyester có thể chịu được acid ở nồng độ loãng và độ bền giảm khi tiếp xúc với acid nồng độ cao.
- Polyester kém bền trong môi trường bazơ.
- Vải polyester kỵ với nước.
- Sợi polyester không bị ảnh hưởng bởi các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc,…
Không thấm nước là đặc điểm đặc trưng của vải làm từ sợi polyester
4. Quy trình sản xuất vải polyester
Polyester là loại sợi xơ tổng hợp được sản xuất từ 2 loại là monomer là acid terephthalic và ethylen glycol. Trong đó acid terephthalic được tổng hợp từ benzen trong dầu mỏ và ethylen glycol được thu từ quá trình oxy hóa ethylen. Quy trình sản xuất vải sợi polyester gồm 5 giai đoạn. Đó là các giai đoạn trùng hợp, làm khô, kéo sợi, kéo căng và cuốn sợi.
Giai đoạn 1: Trùng hợp
Bước đầu tiên để tạo sợi polyester đó là thực hiện phản ứng hóa học giữa dimethy terephthalate với ethylene glycol để tạo ra monomer . Người ta sẽ cho thêm một số chất xúc tác vào cùng và để ở nhiệt độ từ 150 – 210 độ C (302- 410 độ F).
Tiếp theo, monomer sẽ kết hợp với acid terephthalic ở nhiệt độ là 280 độ C (472 độ F) để được polyester dạng nhựa. Nhựa polyester đang ở trạng thái nóng chảy sẽ được ép thành các dải.
Giai đoạn 2: Làm khô
Ở bước tiếp theo, người ta sẽ làm lạnh các dải polyester cho đến khi nó nguội. Sau khi các dải này cứng lại thì sẽ được mang đi cắt thành những hạt nhỏ.
Giai đoạn 3: Kéo sợi
Các hạt nhỏ polyester được đun ở nhiệt độ từ 260 – 270 độ C (500-518 độ F) để tạo thành một dung dịch dạng sệt. Người ta sẽ cho dung dịch này vào một thùng kim loại được thiết kế có một ổ phun sợi. Dung dịch sẽ được ép để chạy qua các lỗ nhỏ đó để tạo thành các sợi. Mật độ các ổ phun sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước sợi vải.
Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sẽ tạo thành các hình dạng sợi đơn khác nhau như sợi hình tròn, hình ngũ giác, tam giác,… Ở giai đoạn này người ta sẽ cho thêm một số chất hóa học như chất chống tích điện, chống cháy hay màu nhuộm.
Hình minh họa quá trình kéo sợi polyester từ dung dịch dạng sệt
Giai đoạn 4: Kéo căng
Các sợi polyester sau khi bước kéo sợi có đặc điểm là rất mềm. Sau đó người ta sẽ kéo dài sợi ra nhiều lần so với chiều dài ban đầu tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng. Ở bước kéo căng này, đường kính, độ dày, chiều dài của các sợi polyester sẽ bị biến đổi. Người ta sẽ liên kết các sợi đơn polyester này lại với nhau. Số lượng sợi sẽ quyết định độ mềm hay cứng của vải.
Giai đoạn 5: Cuốn sợi
Các sợi polyester được hình thành các sợi nhỏ như vải truyền thống thường thấy. Người ta sẽ cuốn các sợi chỉ này vào các ống để dễ dàng trong việc vận chuyển và sản xuất thành các tấm vải.
Các sợi polyester được cuộn lại thành những ống lớn để dễ dàng hơn cho việc vận chuyển và sản xuất.
5. Ưu và nhược điểm của polyester
Mỗi loại vải đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Ngay cả vải truyền thống có nguồn gốc tự nhiên cũng vậy. Sở dĩ vải polyester vẫn tồn tại và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống là vì nó đáp ứng được nhu cầu của con người. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của vải polyester.
Ưu điểm của polyester
- Khả năng chống nhăn tốt
Vải sợi polyester có đặc tính dễ phục hồi lại trạng thái ban đầu, kết cấu vải chắc chắn. Nhờ đó mà vải thường rất hiếm khi bị nhăn. Nhờ vậy mà người sử dụng dễ dàng hơn trong bảo quản và sử dụng đồ. Điều này khác với nhiều loại vải như vải lanh (line) rất dễ bị nhăn nếu không được bảo quản đúng cách.
- Không bị thấm nước
Sợi polyester thực chất là từ nhựa polyester do đó mà loại vải này không bị thấm hút nước. Với ưu điểm này, người ta đã sử dụng loại vải này để sản xuất lều cắm trại, túi ngủ, ô, quần áo mưa, phông che ô tô, balo,…
Balo làm từ vải polyester được sử dụng nhiều đặc biệt là với các tín đồ du lịch.
- Không bị ẩm mốc
Vì không thấm hút nước nên các vi khuẩn và nấm mốc không thể tồn tại trên vải được. Nhờ đó mà các sản phẩm làm từ vải sợi polyester không bị ẩm mốc.
- Không bị hút chất bẩn, bị bám bẩn
Cấu tạo của vải polyester là chất nhựa dẻo, có độ cứng tốt. Do vậy mà các chất bẩn rất khó bám được trên bề mặt vải.
- Dễ dàng vệ sinh
Với các ưu điểm không thấm nước, không bị ẩm mốc, nên các sản phẩm làm từ vải polyester rất dễ dàng trong việc vệ sinh, làm sạch.
- Đa dạng về màu sắc
Vải polyester có khả năng lên màu tốt, nhuộm được nhiều màu sắc. Do đó mà loại vải này có bảng màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều sở thích và nhu cầu sử dụng. Đặc tính này rất phù hợp với ngành thời trang.
Vải polyester có bảng màu sắc phong phú phù hợp với các nhu cầu sử dụng đa dạng.
- Có khả năng chống cháy tốt
Xem thêm : Bộ Nghịch Lưu Là Gì – Lời Giải Mã Từ Chuyên Gia
Trong quá trình sản xuất ở bước 3, người ta có cho thêm chất hóa học có khả năng chống cháy. Do vậy mà vải polyester có khả năng chống cháy tốt hơn các loại vải tự nhiên.
- Giá thành rẻ
Vải polyester được làm từ các nguyên liệu có giá thành phải chăng, sản xuất công nghiệp với thời gian nhanh và tiết kiệm chi phí. Nhờ đó là giá thành loại vải này rẻ hơn rất nhiều so với các loại vải truyền thống làm từ nguyên liệu thiên nhiên như lụa tơ tằm, vải lanh,…
Nhược điểm polyester
Ưu điểm không thấm nước cũng vô tình khiến polyester có thêm nhược điểm là quần áo may từ vải polyester mặc khá nóng và bí vì không thấm hút mồ hôi.
Ngoài ra, do cấu trúc vải chắc chắn khiến cho vải có độ mềm mại thấp, khá cứng. Đó là lý do mà ngày này người ta đã kết hợp với các loại vải tự nhiên để kết hợp ưu nhược điểm của từng loại, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mang tới sự thoải mái và dễ chịu cho người dùng.
6. So sánh vải sợi polyester và vải truyền thống
Tuy ra đời muộn hơn các loại vải truyền thống, nhưng vải polyester vẫn có giữ được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Loại vải tổng hợp này được coi là rẻ tiền, không sang trọng. Tuy nhiên nó sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn vải tự nhiên. Điển hình là: không thấm nước, không bị ẩm mốc. Nhờ đó mà các sản phẩm làm bằng vải polyester giữ được vẻ bền đẹp lâu hơn vải truyền thống.
Vải polyetser không bị nhăn, không bám bụi bẩn và dễ vệ sinh. Trong khi vải truyền thống lại dễ bị nhăn, kết cấu mỏng hơn nên dễ thấm nước, bám bụi và khó làm sạch.
Đồ áo vải lanh mặc lên rất mát vì thấm hút mồ hôi, tuy nhiên lại rất dễ nhăn nếu không bảo quản đúng cách và khó làm sạch vết bẩn.
Các loại vải truyền thống có nguồn gốc tự nhiên có thể tự phân hủy sinh học. Còn hầu hết các vải tổng hợp polyeter thì không. Nhiều nhà bảo vệ môi trường đã kêu gọi sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên thay cho sản phẩm từ chất liệu tổng hợp để bảo vệ môi trường.
7. Polyester có tốt không?
Câu trả lời cho câu hỏi “Polyester có tốt không?” phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng người. Nếu bạn là một người thích sử dụng các sản phẩm không thấm nước, không bị nhăn, dễ làm sạch,…thì polyester là một chất liệu tốt cho bạn. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng một sản phẩm thoáng mát, không bị bí mồ hôi, hay có độ mềm mại nhẹ dịu cho da, thì polyester không phù hợp với bạn.
Tuy nhiên, xét về yếu tố khách quan thì với các ưu điểm kể trên, polyester là một loại vải tốt. Đó là lý do mà vải sợi polyester được sử dụng phổ biến rộng rãi trong đời sống hằng ngày, ở nhiều nước trên thế giới.
II. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA POLYESTER TRONG ĐỜI SỐNG
Sở hữu nhiều ưu điểm phù hợp nhu cầu sử dụng của đời sống hiện đại, nên vải sợi polyester được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu.
1. Trong nội thất
Một ví dụ điển hình của polyester trong nội thất đó là một vật liệu được sử dụng để làm simili (vải giả da) xuất hiện nhiều trong các vật dụng nội thất như ghế sofa, giường,…
Xem thêm: Simili là gì? – Những điều bạn nên biết về vật liệu nổi tiếng này
Mẫu ghế sofa da PU được làm từ vải các lớp vải sợi polyester
Chăn ga gối đệm làm từ vải polyester hoặc vải kết hợp giữa polyester với vải cotton cũng rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Các sản phẩm từ vải polyester có ưu điểm là dễ dàng làm sạch, có giá thành phải chăng và có nhiều màu sắc, họa tiết đa dạng.
Chăn ga gối làm bằng vải sợi polyester có mẫu mã và màu sắc đa dạng
Vỏ đệm làm từ vải polyester
2. Thời trang
Thời trang là một lĩnh vực sử dụng nhiều đến vải polyester. Mặc dù quần áo vải polyester được đánh giá thấp hơn so với vải truyền thống về độ mềm mại, thấm hút mồ hôi. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng quần áo làm từ vải polyester vẫn rất cao vì nó đa dạng màu sắc, giá thành rẻ, không bị nhăn và dễ dàng làm sạch.
Vải polyester đặc biệt được sử dụng nhiều để làm quần áo thể thao. Bởi vì quần áo từ vải polyester khả năng trọng lượng nhẹ do không thấm mồ hôi. Nhờ vậy mà các vận động viên cảm thấy dễ dàng hơn trong việc di chuyển.
Vải polyester được đánh giá là vật liệu tốt cho sản xuất quần áo thể thao.
Xem thêm: Vải nỉ là gì? Những ứng dụng của vải nỉ trong nội thất gia đình.
3. Vật dụng hàng ngày
Trong đời sống hàng ngày vải polyester được sử dụng nhiều để sản xuất các sản phẩm chống nước như túi ngủ, lều trại, phông bạt, ô dù, balo.
Balo chống thấm nước là vật dụng cần thiết đối với các tín đồ du lịch.
Hy vọng bài viết của Dongsuh Furniture đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi polyester là gì và vì sao nó được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Theo dõi trang Dongsuh Furniture thường xuyên để cập nhật các thông tin hữu ích về thiết kế nội thất nhé.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp