Chuyên viên tiếng Anh là gì?
Khi thực hiện các thủ tục hành chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực doanh nghiệp, đất đai,….chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ chuyên viên. Tuy nhiên, hẳn không nhiều người biết đến chuyên viên tiếng Anh là gì? Vì vậy, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của Quý vị về nội dung trên qua bài viết dưới đây.
Nội Dung
Khái niệm chuyên viên là gì?
Khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BNV quy định chuyên viên là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.
Bạn đang xem: Chuyên viên tiếng Anh là gì?
Do đó, trên thực tế, khi thực hiện các thủ tục hành chính, cá nhân, tổ chức phải thường xuyên liên lạc với chuyên viên để nắm bắt được quá trình xử lý hồ sơ đồng thời được hướng dẫn về trình tự, thủ tục, sửa đổi, bổ sung hồ sơ,…Tùy thuộc vào từng lĩnh vực được làm thủ tục hành chính, Quý vị sẽ phải liên hệ với từng chuyên viên trong lĩnh vực đó.
Ví dụ: Khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, Quý vị phải liên lạc với chuyên viên xử lý hồ sơ thành lập doanh nghiệp thuộc Phòng đăng ký kinh doanh của các tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Chuyên viên tiếng Anh là gì?
Chuyên viên tiếng Anh là specialist và được định nghĩa như sau: Specialist is an administrative civil servant with basic professional expertise requirements in one or several fields in agencies, administrative organizations from district level or higher. Specialist is responsible for advising, synthesizing and implementing the institution, policy following industries, fields or localities.
Chuyên viên đào tạo tiếng Anh là gì?
Chuyên viên đào tạo tiếng Anh là training specialist
Một số thuật ngữ khác liên quan đến chuyên viên bằng tiếng Anh
– Chuyên viên cao cấp tiếng anh là senior – specialist.
– Chuyên viên chính tiếng anh là principal – specialist.
– Chuyên viên tư vấn tiếng Anh là consultant specialist
– Chuyên viên kinh doanh tiếng anh là Business specialist
– Chuyên viên quan hệ khách hàng tiếng anh là Customer relationship specialist
– Sự hiểu biết, tinh thông tiếng Anh là Expertise
– Có kiến thức tiếng Anh là Knowledgeable
– Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tiếng Anh là Standard for professional competence and proficiency .
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tiếng anh là training and retraining qualifications.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp cho Quý vị một số mẫu câu gặp đối với cụm từ chuyên viên bằng tiếng anh như sau:
Xem thêm : Manage To là gì và cấu trúc cụm từ Manage To trong câu Tiếng Anh
– What standards does a specialist need meet? (Một chuyên viên cần những tiêu chuẩn nào ?)
– This is a perennial specialist who has a lot of experiences (Đây là một chuyên viên lâu năm nên có rất nhiều kinh nghiệm).
– You will receive instructions from this specialist (Bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn từ chuyên viên này).
– If you want to become a specialist, you have to meet not only standards for professional competence and proficiency but also training and retraining qualifications. (Nếu bạn muốn trở thành chuyên viên, bạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo ,bồi dưỡng).
Nhiệm vụ của chuyên viên
Chuyên viên có nhiệm vụ sau:
– Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế;
– Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan;
– Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả;
– Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc;
– Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
– Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên;
– Tập hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được giao theo dõi để nghiên cứu đề xuất cấp trên. Trực tiếp thực thi thừa hành công vụ, nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.
Tiêu chuẩn của chuyên viên
Để trở thành chuyên viên, cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
+ Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;
+ Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao; hiểu được những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý, khoa học quản lý; tổ chức khoa học quản lý;
+ Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
Xem thêm : Scan Hồ Sơ Là Gì ? Scan Tài Liệu Nhanh Chóng Bằng Smartphone
+ Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
+ Am hiểu thực tiễn, kinh tế – xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước;
+ Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học, thạc sỹ quản lý hành chính công, tiến sỹ quản lý hành chính công;
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
+ Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Các ngạch chuyên viên tại Việt Nam hiện nay
Trong hệ thống cơ quan nhà nước Việt Nam, các chức danh như cán bộ, công chức, viên chức đều được phân chia thành các ngạch, trong đó chuyên viên sẽ được chia làm 3 ngạch chính như sau:
– Ngạch chuyên viên cao cấp (01.001) hoặc tương đương
Ví dụ: Thanh tra viên cao cấp, Kiểm toán viên cao cấp,………
– Ngạch chuyên viên chính (01.002) hoặc tương đương
Ví dụ: Thanh tra viên, Kế toán viên,…
– Ngạch chuyên viên (01.003)
Ví dụ: Kế toán viên trung cấp, Kiểm tra viên trung cấp hải quan,…
Sau khi tìm hiểu các thông tin cơ bản về chuyên viên, tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu chuyên viên tiếng Anh là gì?.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về chuyên viên tiếng Anh là gì?. Nếu Quý vị có thắc mắc xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6557 để được tư vấn , hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp