Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân
Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần có một tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi cho riêng mình. Tương tự, cá nhân cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi để từ đó bản thân định hình và có hướng đi rõ ràng, giúp vượt qua các khó khăn và đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Đây là kim chỉ nam trong cuộc đời và định hình giá trị sống của mỗi cá nhân.
Xây dựng Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân:
Nội Dung
1. Tầm nhìn cá nhân (Vision)
Tầm nhìn là hướng đi, là bức tranh hấp dẫn nhưng có thể đạt được trong tương lai. Một tầm nhìn được xem là có tính hiệu quả khi nó bao gồm các đặc tính sau đây:
- Truyền cảm hứng
- Rõ ràng và sống động
- Thể hiện một tương lai tốt đẹp hơn
4 bước xây dựng tầm nhìn cá nhân:
Bước 1: Chọn khung thời gian
Bạn dự định tầm nhìn bao xa? Không có câu trả lời nào đúng hay sai cho vấn đề này. Nhưng nhìn chung, để tạo ra tầm nhìn, tốt nhất bạn hãy hướng về một tương lai đủ xa để thoát khỏi mọi vấn đề hiện tại và đủ thời gian phát triển.
Nhà quản trị Charles Noble nhận xét: “Tầm nhìn xa sẽ giúp bạn tránh khỏi sự nản lòng vì thiếu khả năng nhận thức”
Bước 2: Soạn bản nháp đầu tiên
Bạn có thể soạn thảo tầm nhìn theo cách của bạn – gạch đầu dòng, viết tay, hay trên máy tính. Có người thích vẽ ra tầm nhìn rồi giải thích những gì họ vẽ. Đây chỉ là bản nháp, do đó đừng quá chi tiết và đặt áp lực, cứ để tự do suy nghĩ và đưa ra theo quan điểm mình.
Bước 3: Xem và soạn thảo lại
Khi bạn soạn xong, hãy đọc và xem xét lại bản nháp từ đầu đến cuối. Đừng xóa phần nào. Bạn có rất nhiều thời gian để chỉnh sửa nội dung, câu chữ. Luôn đặt các câu hỏi trong đầu như “Tầm nhìn này nghe có gây cảm hứng không?”, “Có hứng khởi gì khi đọc nó không?”
Bạn viết thông điệp càng nhiều chi tiết càng tốt – nó giúp cho tầm nhìn của bạn thực tế hơn. Đừng bao giờ dùng những câu mơ hồ như “Chúng ta sẽ thành công ty lớn trên thị trường”, thay vào đó, bạn hãy sử dụng những con số thực sự có ý nghĩa.
Bước 4: Nhờ sự trợ giúp
Đây là lúc bạn cần tìm người thực sự tin tưởng và tôn trọng. Nhờ người khác góp ý sẽ giúp tầm nhìn của bạn có tính thực tế và khả thi hơn. Lưu ý, người giúp đỡ phải thực sự hiểu bạn và khách quan trong việc xem xét cũng như đưa ra quan điểm.
2. Sứ mệnh cá nhân (Mission)
Sứ mệnh là lý do để mỗi con người tồn tại. Sứ mệnh cần xúc tích, ngắn gọn và giải thích lý do cá nhân tồn tại để làm gì và sẽ làm gì.
Xem thêm : Nguyễn Cao – Còn mãi tinh thần với núi sông
Xây dựng sứ mệnh giúp cho mỗi cá nhân xác định những yếu tố quan trọng và định hướng rõ ràng trước khi xác định việc làm phù hợp. Nó cũng giúp người tìm việc có được niềm tin và các giá trị của riêng mình, cũng như giúp họ tìm được các doanh nghiệp có cùng giá trị để đồng hành và phát triển.
Sứ mệnh thường phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Rõ ràng và dễ hiểu;
- Ngắn gọn và cô đọng;
- Chỉ ra được tại sao ta làm việc đó và lý do tồn tại của ta là gì;
- Phải đưa ra được định hướng cho các hoạt động thích hợp và không quá hẹp;
- Phải thể hiện được các cơ hội và chỉ ra được cái mà xã hội nhớ đến ta;
- Phù hợp với các khả năng riêng có của ta;
- Phải thấy được cam kết của mình.
Sự khác biệt giữa tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn | Sứ mệnh | |
Là gì | Tầm nhìn hoạch định bạn muốn đi ĐẾN ĐÂU. Đó là mối giao thoa giữa giá trị và mục đích. | Sứ mệnh là LÀM THẾ NÀO bạn đi được đến đâu bạn muốn. Xác định mục đích và những mục tiêu chính liên quan đến giá trị của mỗi cá nhân |
Trả lời | Nó trả lời câu hỏi “Ta nhắm mục tiêu đến đâu?” | Nó trả lời câu hỏi “Ta làm gì? Điều gì làm cho ta khác biệt?” |
Thời gian | Tầm nhìn nói về tương lai. | Sứ mệnh nói về hiện tại hướng đến tương lai. |
Chức năng | Tầm nhìn: Lập bảng danh sách mà bạn có thể thấy bạn ở đâu trong những năm tới. Nó thúc đẩy bạn làm việc nỗ lực nhất. | Sứ mệnh: Lập bảng danh sách những mục tiêu rộng từ đó hình thành lên mỗi cá nhân. Chức năng chính của nó là hướng nội, để xác định những biện pháp thành công. |
Thay đổi | Hiếm khi thay đổi | Sứ mệnh có thể thay đổi, nhưng phải luôn đi sát vào giá trị cốt lõi và tầm nhìn. |
Mục đích | Ta đang hướng đến đâu? Khi nào bạn muốn đạt được đích đến đó? Ta muốn làm nó như thế nào? | Ta đang làm gì bây giờ? Làm cho ai? Lợi ích là gì? Nói cách khác, Tại sao ta làm, Cái gì, Cho ai và Tại sao? |
5 bước xây dựng sứ mệnh:
Bước 1: Liệt kê các thành tích trong quá khứ
Hãy nghĩ về những gì bạn đã và đang làm, sau đó, viết một bảng danh sách khoảng bốn đến năm thành tựu tích cực đã đạt được. Nó có thể là những thành tích trong công việc, trong xã hội hoặc gia đình.
Sau đó, hãy xác định giá trị cốt lõi chung của các thành tích này
Bước 2: Xác định các giá trị cốt lõi
Liệt kê danh sách các giá trị cốt lõi mà bạn hướng đến hoặc phấn đấu đạt được. Danh sách này không giới hạn số lượng. Sau đó, hãy chọn lọc khoảng năm giá trị cốt lõi mà bạn tâm đắc và cho rằng rất quan trọng. Cuối cùng, hãy chọn một giá trị cốt lõi mà bạn cho rằng quan trọng nhất.
Bước 3: Xác định những giá trị ích lợi của bạn
Liệt kê danh sách các cách thức bạn có thể mang đến sự khác biệt. Lý tưởng nhất, bạn có thể đóng góp gì cho:
- Thế giới (nói chung)
- Gia đình
- Cấp trên và đồng nghiệp
- Bạn bè
- Cộng đồng xung quanh
Bước 4: Xây dựng mục tiêu
Dành một chút thời gian để xây dựng các ưu tiên và mục tiêu trong cuộc sống. Các mục tiêu này bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn.
Bước 5: Xây dựng sứ mệnh
Thông qua bốn bước trên và sự thấu hiểu về bản thân mình, hãy xây dựng sứ mệnh cho riêng mình và luôn sống với điều đó.
Một số ví dụ về sứ mệnh:
- Nick Vujicic: “Sứ mệnh của tôi là giúp đỡ người khác thông qua câu chuyện của mình”
- Nữ hoàng truyền hình Mỹ – Oprah Winfrey: “Trở thành một nhà giáo dục, một người truyền cảm hứng cho mọi người để họ hiểu rằng họ có thể làm được nhiều hơn họ nghĩ”
- Tỷ phú Anh – Sir Richard Branson – Sáng lập tập đoàn Virgin: “Tận hưởng mỗi hành trình trong cuộc sống và học hỏi từ những điều thất bại. Trong kinh doanh, trở thành một nhà lãnh đạo mang lại những điều tốt nhất cho nhân viên, đó chính là lắng nghe, đặt niềm tin, tin tưởng, tôn trọng và để họ phát triển.”
3. Giá trị cốt lõi cá nhân (Core Value)
Đó là những phẩm chất, nguyên tắc, cam kết cần phải giữ bằng mọi giá để bảo đảm đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của bạn. Cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa và có mục đích khi bản thân xác định được giá trị rõ ràng. Chính các giá trị này sẽ xác định được “Bạn là ai?”.
Xem thêm : Các biện pháp kiểm soát và kiềm chế lạm pháp
Mặc dù giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân khác nhau nhưng chính chúng giúp bạn xác định được giá trị sống quanh mình. Hầu hết những người khôn ngoan đều dựa vào giá trị cốt lõi để chọn bạn, các mối quan hệ và cả đối tác trong công việc. Giá trị cốt lõi cũng giúp bạn sử dụng phù hợp, hiệu quả về thời gian, tâm trí và nguồn lực giới hạn của bản thân.
5 bước xác định giá trị cốt lõi bản thân:
Bước 1: Nhớ lại và mô tả các điều sau:
- Liệt kê 3 thành tích đáng tự hào nhất từ trước đến nay
- Liệt kê 3 khoảnh khắc đáng nhớ nhất của bạn
- Những giá trị cốt lõi mà bạn nhận ra từ các điều trên là gì
Bước 2: Nhớ lại và mô tả các điều sau:
- Liệt kê 3 thất bại tồi tệ nhất từ trước đến nay
- Liệt kê 3 khoảnh khắc đáng quên nhất của bạn
- Những giá trị cốt lõi mà bạn nhận ra từ các điều trên là gì
Bước 3: Hãy đưa ra ba đến bốn lời khuyên cho bản thân thông qua các giá trị ở hai bước trên
Bước 4: Cô đọng từng lời khuyên thành các từ ngắn gọn và xúc tích
Bước 5: Đánh giá lại từng giá trị cốt lõi ở bước bốn. Hãy nghĩ về một tình huống mà giá trị cốt lõi nào đó làm bạn thiệt hại hơn so với hỗ trợ. Ví dụ “Đổi mới” là một giá trị tốt, song, đến một thời điểm nào đó bạn sẽ nhận ra rằng cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn nhờ sự ổn định, thay vì cứ đổi mới liên tục. Bạn cần suy nghĩ về từng giá trị một cách thận trọng.
Quá trình này cần sự tập trung và suy nghĩ. Bạn cũng có thể thực hiện các bước này cùng với người bạn tin tưởng và hiểu rõ về bạn. Bạn sẽ nhận được các phản hồi trung thực và có giá trị.
Việc này có thể thực hiện trong thời gian dài để kiểm chứng. Giá trị của bạn có thể sẽ phát triển và điều chỉnh theo thời gian.
Cách đơn giản để xác định giá trị cốt lõi bản thân:
…………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………. Xin chúc mừng, chính là nó đấy! Đó chính là giá trị cốt lõi của bạn và cũng là những thứ tạo nên phong cách và con người của bạn. |
Hãy cẩn thận! Khi hành động của bạn mâu thuẫn với các giá trị thì hệ quả sẽ là nỗi bất hạnh, sự thất vọng và thậm chí nỗi tuyệt vọng sâu thẳm nhất. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng không có nguyên nhân nào gây căng thẳng thần kinh và tổn thương tinh thần bằng những việc làm bên ngoài trái ngược với những giá trị bên trong.
Nắm vững những giá trị cốt lõi của mình sẽ giúp cho cuộc sống trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Đứng trước một sự lựa chọn, bạn hãy đơn giản tự hỏi mình, “Việc này có phù hợp với những giá trị cốt lõi của mình không?”. Nếu có thì bạn hãy làm. Nếu không, đừng làm mà cũng đừng nhìn lại.
Như vậy, tất cả những điều không vui, khó chịu, tai hại sẽ giảm đi rất nhiều.
Việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là sự tuyên bố chiến lược của mỗi cá nhân, là một sự trăn trở để thiết kế, xây dựng chứ không phải chỉ là câu chữ đơn thuần.
(Nguồn: Trường đại học tài chính marketing, Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức