TTR là gì? Thuật ngữ TTR và TT trong thanh toán quốc tế có gì khác nhau?

0

TTR là gì là một trong những câu hỏi được các bạn đang tìm hiểu về thanh toán quốc tế rất quan tâm. Cả TT và TTR đều là các thuật ngữ dễ khiến nhiều bạn nhầm lẫn. Tuy nhiên đây lại là những thông tin quan trọng nếu bạn muốn tìm hiểu về các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu.

Hiện nay trong kinh doanh, thanh toán quốc tế ngày càng phổ biến. Việc các công ty giao dịch với nhiều doanh nghiệp nước ngoài chính là cách thúc đẩy nền kinh tế hiệu quả. Một trong những phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu rất quan trọng mà bạn cần tìm hiểu chính là TTR. Vậy TTR là gì? Bản thân TTR và TT có gì khác nhau? Quy trình thanh toán TTR như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây:

Đôi nét về phương thức chuyển tiền bằng điện TT

Hiện nay các ngân hàng chuyển tiền cho nhau thông qua 2 hình thức:

  • Mail Transfer (viết tắt MT): Chuyển tiền bằng thư.
  • Telegraphic Transfer (TT): Chuyển tiền bằng điện.

Do đó trong thanh toán quốc tế, TT là cụm từ viết tắt được hiểu là chuyển tiền bằng điện.

TT là phương thức thanh toán không phụ thuộc yếu tố nào. Đồng thời nó còn kết hợp các phương thức thanh toán khác để thanh toán hợp đồng mua bán và các giao dịch quốc tế. Khi phương thức TT kết hợp hình thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) sẽ xuất hiện 2 hình thức TT và TTR.

TTR là gì?

TTR là gì 1

TTR chính là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement sử dụng trong phương thức thanh toán L/C. Trong đó:

Nếu L/C chấp nhận TTR: Người làm trong xuất nhập khẩu chỉ cần cung cấp bộ chứng từ phù hợp quy định pháp luật do ngân hàng thông báo sẽ được quyết toán ngay lập tức. Ngân hàng sẽ có công văn hay gọi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Số tiền sẽ được hoàn trả trong 36 giờ làm việc (3 ngày) kể từ lúc ngân hàng phát hàng nhận được điện báo. Bộ chứng từ sẽ gửi sau.

Nếu L/C không cho phép TTR: Phía nhà xuất khẩu cần đợi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành. Ngoài ra cần phải đợi thêm tầm 7 ngày làm việc để biết chính xác có được thanh toán hay không.

Nhầm lẫn giữa TT và TTR

TTR là gì 2

Nhiều người hiện nay vẫn thường nhầm lẫn giữa 2 phương thức thanh toán TT và TTR. Thực tế chúng là 2 phương thức thanh toán khác nhau. Sở dĩ có sự nhầm lẫn này xuất phát từ việc mọi người thượng hiểu cụm từ TT viết tắt Telegraphic transfer remittance (phương thức điện chuyển tiền). Với trường hợp này TTR được hiểu như TT.

Nhiều người vẫn còn chưa rõ TT và TTR có phải là một hay không? Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ về các định nghĩa trên mạng thì bạn sẽ thấy đây là 2 phương thức khác nhau hoàn toàn.

Như đã chia sẻ, phương thức TT kết hợp L/C sẽ cho ra 2 hình thức TT và TTR.

TT sử dụng trong L/C khi:

  • Ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo từ điện đòi tiền và bộ chứng từ. Ở đây nhà xuất khẩu sẽ không chọn chiết khấu bộ chứng từ.
  • Ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C cho ngân hàng chiết khấu sau khi nhận bộ chứng từ đúng. Đồng thời điện đòi tiền từ bên ngân hàng chiết khấu. Lúc này nhà xuất khẩu chọn chiết khấu truy đòi bộ chứng từ.

TT trở thành TTR khi:

  • TT thành TTR và sử dụng trong L/C: Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu khi đã nhận được điện đòi tiền từ bên ngân hàng chiết khấu. Ở đây không cần biết chính xác chứng từ đã tới hay chưa. Trong khi đó nhà xuất khẩu chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ.
  • Nói một cách đơn giản, 2 phương thức thanh toán TT và TTR về hình thức đều dùng điện trả tiền. Tuy nhiên xét sâu về bản chất thì cả 2 không hề giống nhau. Do đó nếu trên hợp đồng phương thức thanh toán là TT thì trên tờ khai không thể nhập TTR. Khi đó TT sẽ chọn là RC “Khác”.

Quy trình thanh toán bằng phương thức T/T, TTR

TTR là gì 3

Phương thức thanh toán chuyển tiền là hình thức khách hàng (bên người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng tại một địa điểm nào đó.

Về hình thức chuyển tiền bằng điện Telegraphic Transfer TT, quy trình thanh toán như sau:

  • Bước 1: Người xuất khẩu sẽ chuyển hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên nhập khẩu.
  • Bước 2: Bên nhập khẩu khi đã kiểm tra hàng hóa hoặc bộ chứng từ xong (nếu phù hợp yêu cầu thỏa thuận 2 bên) sẽ lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ.
  • Bước 3: Bên ngân hàng chuyển tiền sẽ lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý hay chi nhánh – ngân hàng trả tiền.
  • Bước 4: Bên ngân hàng trả tiền sẽ thanh toán cho người thụ hưởng.

Về chuyển bằng điện có bồi hoàn TTR thì sử dụng trong thanh toán L/C. Ngân hàng chiết khấu được quyền đòi hoàn trả bằng điện. Nhưng trong thực tế có rất ít L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện. Tất nhiên trừ trường hợp L/C xác nhận. Vì Ngân hàng Xác nhận thường yêu cầu điều kiện này để đảm bảo nhận được tiền hoàn trả sớm hơn so với việc đòi tiền bằng thư kèm chứng từ giao hàng.

Những chia sẻ trên đây là các thông tin cơ bản nhất xoay quanh câu hỏi TTR là gì. Việc tìm hiểu các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức và phụ trợ cho công việc khi cần. Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin chuyên sâu hơn do VNCBcung cấp để hiểu rõ về TTR nhé.

Xem thêm:

  • Thẻ mastercard là gì? Chúng khác gì so với thẻ Visa
  • Ví điện tử là gì? Tính năng và tiện ích của ví điện tử
  • SMS Banking là gì? Những lưu ý quan trong khi sử dụng
  • Mobile Banking là gì? Lưu ý quan trọng khi sử dụng dịch vụ này

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.