LSS là phí gì? Những đặc điểm cần lưu ý về LSS
LSS là một trong những phụ phí thường gặp trong vận tải xuất nhập khẩu, được áp dụng cho các tuyến vận tải đường biển và hàng không. Vậy phí LSS là phí gì, tại sao lại áp dụng phụ phí này trong xuất nhập khẩu? Đây có phải khoản hãng tàu tự vẽ ra để tính phí? Mời bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới.
Nội Dung
LSS Là Phí Gì?
LSS – Low Sulphur Surcharge là phụ phí giảm thải lưu huỳnh được quy định trong điều luật quốc tế kể từ ngày đầu tiên của năm 2015. Các tàu buộc phải nộp thêm phụ phí giảm thải lưu huỳnh khi tham gia vận tải. Mức thu được áp dụng khác nhau cho mỗi hãng tàu và tuyến vận chuyển hàng dài hay ngắn.
Bạn đang xem: LSS là phí gì? Những đặc điểm cần lưu ý về LSS
Hiện tại phụ phí LSS có các tên gọi khác nhau:
- Phụ phí lưu huỳnh thấp (LSS)
- Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS)
- Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
- Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF)
- Environmental Fuel Fee (EFF)
Tại Sao Lại Có Phí LSS
Việc sử dụng các nhiên liệu sạch giúp cho môi trường an toàn và được bảo vệ hơn, nhưng bù lại cần tốn một khoản chi phí lớn và để có thể bù đắp lại những chi phí phát sinh do ứng dụng nhiên liệu sạch vào việc chạy tàu vận chuyển ở các khu vực được kiểm soát, bắt buộc các hãng tàu phải nộp thêm khoản phí giảm thải lưu huỳnh này.
Thời gian bắt đầu tính khoản phí tách riêng này bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm 2015 và có khoảng không gian áp dụng đối với mọi điểm miễn là trong khu vực kiểm soát khí thải đã được xác định trước đó.
Mức thu phí LSS (Low Sulphur Surcharge) là bao nhiêu
Tùy từng tuyến đi và nơi tới khác nhau mà mang cách tính phí LSS khác nhau. Mỗi tàu mỗi hành trình đều sẽ được thông báo.
Xem thêm : PHÂN KALI LÀ GÌ? KỸ THUẬT BÓN ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Mức phí không thay đổi cho mọi mặt hàng. Vậy nên cho dù hàng hóa đó là hàng nhập khẩu hay là hàng xuất khẩu sang nước khác. Hàng khô may mặc, hay hàng mang chứa dung môi,… đều được áp dụng như nhau. Sự khác nhau giữa những mức phí sẽ được thông báo.
Phí LSS được các hãng tàu thu riêng hoặc có thể tính cộng vào cước biển (ocean freight). Thực tế các mức thu hiện tại đang áp dụng phí LSS như sau:
- 25-40USD/container 20’ hàng khô
- 50-80 USD/container 40’ hàng khô -Phụ phí LSS hàng lạnh sẽ cao hơn.
Có thể bạn sẽ thấy không có nhiều thay đổi về phụ phí LSS này mà chỉ thấy cước tăng lên vì nhiều hãng tàu không tính riêng phụ phí LSS trên hóa đơn và bảng báo giá cước tàu mà cộng dồn và bao gồm phí này vào giá cước tàu, dẫn đến giá cước tàu tăng.
Phụ phí LSS (Low Sulphur Surcharge) Được Tính Với Hàng Xuất Khẩu Hay Nhập Khẩu?
Trong thực tế phụ phí LSS sẽ charge với tất cả hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu do luật giảm thiểu sulfur áp dụng cho tất cả các tàu, vận chuyển trên tất các các tuyến. Tùy tuyến vận chuyển dài hay ngắn mà LSS có mức dao động khác nhau.
Trung bình LSS với hàng nhập khẩu cont 20 áp dụng 40$ và cont 40 là 80$ sẽ được tính phí riêng khác với phí vận tải chính. Nhiều trường hợp cước hàng lẻ hoặc khách hàng không nhận được báo giá LSS tức là phụ phí này đã được cộng dồn vào cước tàu (ocean freight) hoặc vào BAF (Bunker Adjustment Factor – Phụ phí điều chỉnh giá nhiên liệu xăng dầu) để báo giá.
Phí LSS Có Cần Kê Khai Trong Trị Giá Tính Thuế Không?
“Theo Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính thì khoản phụ phí giảm thải lưu huỳnh LSS là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế nếu người nhập khẩu phải thanh toán khoản phụ phí này cho Hãng tàu. Nội dung này đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn kỹ tại công văn số 2008/TCHQ-TXNK ngày 27/3/2020. Theo điều 13 khoản 2 mục g Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp kê khai vào tiêu chí các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch: “phí vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu”.
Xem thêm : Unrated là gì
Công văn 969/HQHCM-TXNK ngày 17/04/2020 V/v hướng dẫn khai báo phụ phí giảm thải lưu huỳnh (gọi tắt là phụ phí LSS). Trường hợp Hãng tàu (người vận chuyển hàng hóa) không thu khoản phụ phí LSS: Doanh nghiệp không cần kê khai.”
Như vậy nếu hàng nhập có đóng phí LSS sẽ phải cộng vào trị giá tính thuế điều này sẽ làm tăng chi phí thuế phải nộp khiến doanh nghiệp không hề vui!
Kết Luận
Tóm lại, phụ phí LSS là mức phí bắt buộc trong cước vận tải quốc tế. Và LSS nếu có trong cước vận tải biển sẽ phải tính vào trị giá tính thuế khi khai báo hải quan. Trường hợp Hãng tàu (người vận chuyển hàng hóa) không thu khoản phụ phí LSS: Doanh nghiệp không cần kê khai.
Hy vọng, bài viết phụ phí LSS là gì đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn để áp dụng trong công việc của mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Ngọc Mai – Tổng Hợp và Biên tập
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp