Thiết chế kinh tế (Economic Institution)

0

Thiết chế kinh tế là gì?

Thiết chế kinh tế là một cấu trúc xã hội có liên quan đến việc sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Thiết chế kinh tế có nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu kinh tế của xã hội, nó thực hiện một số chức năng sau để đáp ứng các nhu cầu đó: thứ nhất, tập hợp các nguồn tài nguyên; thứ 2, sản xuất các hàng hóa và dịch vụ; thứ 3, phân phối hàng hóa và dịch vụ; thứ 4, tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ.

Thiết chế kinh tế của Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội

Hai kiểu hệ thống kinh tế quy định việc sản xuất, phân phối, tiêu dùng các dịch và hàng hóa trong xã hội là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản dựa vào sở hữu tư nhân của tư liệu sản xuất và cạnh tranh vì lợi nhuận. Hệ thống này phụ thuộc vào mối quan hệ của đầu tư tư bản và lao động của công nhân để sản xuất ra nhiều hàng hóa, dịch vụ. Chủ nghĩa tư bản, nói một cách khác, là một hệ thống kinh tế mà trong đó sự giàu có của xã hội bị nắm giữ bởi cá nhân.

Chủ nghĩa xã hội nhằm vào mục tiêu cơ bản là giải phóng công nhân khỏi sự phụ thuộc vào các ông chủ giàu có về tư liệu sản xuất. Và cũng nhằm vào cung cấp cuộc sống đầy đủ cho tất cả mọi người trong xã hội. Lợi nhuận được tái đầu tư hơn là tích luỹ cho sự giàu có của cá nhân. Chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế trong đó những công cụ sản xuất như lao động, vốn, đất đai sở hữu bởi tập thể hoặc đại diện của tập thể- nhà nước.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.