Lợi nhuận là gì? [Kinh tế chính trị Mác Lênin]
Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có một khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hoá (giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.
Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức chuyển hoá là lợi nhuận. Hay lợi nhuận là số tiền lời mà nhà tư bản thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Bạn đang xem: Lợi nhuận là gì? [Kinh tế chính trị Mác Lênin]
Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:
W = c + v + m = k + m bây giờ sẽ chuyển thành:
Xem thêm : Quản trị quan liêu (Bureaucratic management)
W = k + p (hay giá trị hàng hoá bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận).
Vấn đề đặt ra là giữa p và m có gì khác nhau?
Về mặt lượng: nếu hàng hoá bán với giá cả đúng giá trị thì m = p; m và p giống nhau ở chỗ chúng đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân làm thuê.
Về mặt chất: thực chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là một, lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hoá của giá trị thặng dư. C.Mác viết: “Giá trị thặng dư, hay là lợi nhuận, chính là phần giá trị dôi ra ấy của giá trị hàng hoá so với chi phí sản xuất của nó, nghĩa là phần dôi ra của tổng số lượng lao động chứa đựng trong hàng hoá so với số lượng lao động được trả công chứa đựng trong hàng hoá”.
Xem thêm : Điều kiện cho thuê đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước
Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta tưởng rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:
Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xoá nhoà sự khác nhau giữa c và v, nên việc p sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận v được thay thế bằng sức lao động, bây giờ lại trở thành con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.
Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hoá là đã có lợi nhuận rồi. Đối với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu nhà tư bản bán hàng hoá với giá cả bằng giá trị của nó thì khi đó m = p; nếu bán với giá cả cao hơn giá trị thì khi đó m < p; nếu bán với giá cả nhỏ hơn giá trị hàng hoá, thì khi đó m > p. Nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị, nên tổng lợi nhuận luôn bằng tổng giá trị thặng dư. Chính sự không nhất trí về lượng giữa m và p, nên càng che giấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Liên quan:
- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
- Lợi nhuận là gì? [Kinh tế chính trị Mác Lênin]
- Tỷ suất lợi nhuận là gì? [Kinh tế chính trị Mác Lênin]
- Sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp