Doanh số bán hàng là gì? Cách đẩy doanh số bán hàng hiệu quả
Việc làm bán hàng
Nội Dung
1. Khái niệm doanh số, doanh thu, phân biệt doanh số và doanh thu bán hàng
1.1. Doanh số bán hàng là gì?
Doanh số bán hàng có thể hiểu đơn giản là tổng số tiền kiếm được do hoạt động kinh doanh bán ra tổng số mặt hàng của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Số tiền này bao gồm cả tiền thu về và tiền chưa thu về như nợ, hàng ký gửi,…Doanh số có thể bao gồm cả doanh số và doanh thu.
Doanh số là tổng tiền mà doanh nghiệp thu được về bằng cách bán sản phẩm và chưa trừ chi phí phát sinh
Dựa vào khái niệm ta có thể đơn giản hóa khái niệm bằng công thức
Doanh số = Đơn giá bán* sản lượng hàng hóa
1.2. Khái niệm doanh thu là gì?
Định nghĩa: Doanh thu bán hàng là dòng tổng các lợi ích kinh tế trong thời kỳ phát sinh trong quá trình hoạt động bình thường của một thực thể khi những dòng vốn dẫn đến sự đóng góp của người tham gia vốn cổ phần. Doanh thu là tổng các lợi ích doanh nghiệp thu được, doanh thu này góp phần làm tăng vốn của doanh nghiệp.
Doanh thu là số tiền có được khi doanh nghiệp bán sản phẩm đã trừ đi các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng như giảm giá, chiết khấu hoặc hàng bị trả lại,…
Xem thêm : Embedded System là gì? Kỹ năng cần có của một Embedded Developer
cách tính doanh thu thuần được thiết lập
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ phí từ doanh thu.
1.3. Phân biệt doanh số và doanh thu
Sự khác biệt giữa doanh số và doanh thu dựa vào công thức tính khác nhau, cũng như khác nhau giữa 2 khái niệm đã được phân biệt rõ ràng.
Doanh thu mang ý nghĩa rộng bao gồm cả doanh số trong đó.
Việc làm Quản trị kinh doanh
2. Tầm quan trọng của doanh số bán hàng
2.1. Thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Doanh số bán hàng phần nào thể hiện kết quả của các bộ phận trong một doanh nghiệp như bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận quảng cáo.
Doanh số bán hàng thể hiện cho thấy sự liên kết giữa các bộ phận, ví dụ doanh số bán hàng cao tức là khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm, với chất lượng sản phẩm cũng như sản phẩm được bộ phận bán hàng đẩy được lượng tiêu thụ tốt hay bộ phận marketing đã thành công trong việc truyền tải thông điệp sản phẩm tới khách hàng, kích thích lượng tiêu thụ hàng hóa tăng lên.
2.2. Doanh số bán hàng thể hiện sự đúng đắn trong việc chọn lựa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Lập kế hoạch tăng doanh số bán hàng làm cho doanh số bán hàng cao nghĩa là sản phẩm được khách hàng tiếp nhận, cho thấy sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Xem thêm : Mã vạch UPC là gì?
Trước khi tung sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp thường sẽ tạo những cuộc điều tra, thu thập ý kiến từ người dân nhằm tìm kiếm thị hiếu, mong muốn của khách hàng để xây dựng hình ảnh sản phẩm sát nhất với suy nghĩ của người tiêu dùng. Từ những ý kiến thu thập được, đội ngũ xây dựng hình ảnh sản phẩm sẽ lên kế hoạch tiếp cận người tiêu dùng, đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Khi người tiêu dùng tiếp nhận sản phẩm tốt nhất thì sẽ đẩy doanh số bán hàng lên cao.
2.3. Doanh số bán hàng là động lực cho đội ngũ nhân viên, tạo điều kiện về tài chính cho doanh nghiệp
Doanh số bán hàng cho đội ngũ nhân viên sale thấy tiềm năng phát triển của công ty, doanh nghiệp từ đó tạo động lực làm việc. Doanh số tăng tức là doanh thu tăng, đồng nghĩa với việc thưởng tăng, đây là một trong những lý do thu hút nhân lực cho công việc bán hàng.
Doanh số tăng đồng nghĩa với doanh thu tăng, doanh thu lớn phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. Doanh thu là cơ sở để bù đắp chi phí sản xuất đã tiêu dùng trong sản xuất và thực hiện nộp các khoản thuế cho nhà nước. Doanh thu được quyết toán tức là doanh nghiệp thu hồi được vòng vốn, có tái sản xuất đợt hàng tiếp theo, tạo động lực phát triển bền bỉ cho doanh nghiệp. Doanh thu càng cao, vốn được thu hồi càng nhiều, đến khi đủ vòng vốn tiền thừa ra là lãi, mục tiêu của doanh nghiệp là làm tiền lãi càng lớn đồng nghĩa với việc doanh thu càng cao kéo theo doanh số cũng tăng.
3. Các cách đẩy doanh số bán hàng hiệu quả
3.1. Chiết khấu
Chiết khấu sẽ mang lại hiệu quả, tuy nhiên hiệu quả sẽ không cao. Chiết khấu nhằm mang lại mục đích kích thích tiêu dùng, nó sẽ có hiệu quả nếu nó xảy ra không thường xuyên và thực sự là giảm giá. Chữ giảm giá sẽ mất đi ý nghĩa nếu như sản phẩm đó liên tục được gắn chữ giảm giá hoặc việc các cửa hàng độn giá lên rồi giảm xuống. Khi khách hàng nhận được lời mời mua hàng giảm giá, tức là khách hàng phải cảm thấy được lợi từ nhà sản xuất, từ đó dù chưa có nhu cầu thực sự nhưng vì có hời lên người tiêu dùng sẽ có suy nghĩ về việc mua hàng, từ đó kích thích tiêu dùng.
3.2. Cung cấp dịch vụ hay sản phẩm FREE
Thường người tiêu dùng khi mua sản phẩm, họ sẽ để ý tới những món hời nhỏ từ nhà cung cấp. Ví dụ người tiêu dùng thường sẽ chọn lựa những sản phẩm có hàng tặng kèm, hàng tặng kèm này có thể không có giá trị cao nhưng nó gây kích thích với người mua hàng.
Việc cung cấp những dịch vụ này nhằm lôi kéo khách hàng quay lại lần sau. Các hình thức có thể như là: tặng quà đi kèm, up dịch vụ, tặng thẻ giảm giá cho lần sau,…Đây là một trong những cách kích thích tiêu dùng, những quà tặng này nên có thời hạn, làm người tiêu dùng quy lại trước khi người ta bỏ quên sản phẩm của bạn. Hiệu ứng này sẽ tốt hơn việc sản phẩm luôn trong tình trạng giảm giá. Ví dụ cửa hàng đang giảm giá, tuy nhiên thay vì thông báo giảm 50% liên tục trong nhiều ngày, họ có thể thay đổi thông điệp cho mỗi lần khác nhau như mua 2 tặng 1, mua 1 mua tặng 1,… Chữ tặng sẽ kích thích, gây sự chú ý hơn việc chỏ là giảm giá.
3.3. Tạo sự khan hiếm
Dòng người đứng xếp hàng trước những cửa hàng đang khai chương với chương trình 50 hay 100 khách đầu tiên được mua với mức giá ưu đãi không phải tự nhiên xuất hiện. Đây là một trong những chiêu thu hút khách hàng nhờ tạo sự khan hiếm, tạo phản ứng đám đông. Khi dòng người này được xếp hàng thì thu hút sự chú ý của khách hàng khác, tạo nên sự tò mò và gây chú ý với người tiêu dùng. Sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn cung cấp càng đặc biệt thì tốc độ của khách hàng càng nhanh và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Đôi khi chút sức ép sẽ hiệu quả tạo động lực cho người mua hàng. Khi truyền tải thông tin, nên xác minh thông tin đó chính xác và tin cậy. Nếu chỉ dừng lại ở mánh khóe câu dẫn, gây tò mò cũng như thu hút chú ý của khách hàng thì bạn sẽ mất khách ngay từ lần đầu tiên và bạn sẽ đánh mất niềm tin từ khách hàng.
Qua những thông tin chúng tôi đã cung cấp, hẳn bản đọc đã hiểu được khái niệm doanh số bán hàng là gì và bổ sung cho bản thân những cách thúc đẩy doanh số bán hàng độc đáo để tăng doanh thu của công ty. Mong rằng những thông tin liên quan đến doanh số mà chúng tôi cung cấp giúp ích cho quá trình kinh doanh của bạn.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp